Nổi mề đay – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh

Tìm hiểu Nổi mề đay – Nguyên nhân nổi mề đay, dấu hiệu, triệu chứng bệnh nổi mề đay, cách chữa trị bệnh nổi mề đay, Tác hại bệnh nổi mề đay gây ra.

Bệnh nổi mề đay là gì

Nổi mề đay là hiện tượng da bị ngứa , nổi sần do dị ứng gây ra. Sự khởi phát của bệnh có liên quan trực tiếp đến việc giải phóng histamin dưới da. Khi được tiết ra , histamin gây kích thích các dây thần kinh dưới da làm cho da ngứa ngáy dữ dội, xuất hiện các nốt phù nề trên da.

Bệnh nổi mề đay là bệnh gặp bất cứ ở độ tuổi nào, là hiện tượng trên da nổi lên từng đám mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc màu xanh, rất ngứa. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa ứng với nhiệt độ lạnh, thức ăn hay do dị ứng thời tiết, hoặc do một số nguyên nhân khác.

Bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay

Phân loại nổi mề đay

Dựa trên thời gian bị ứng, người ta chia nổi mề đay làm 2 loại:

Mề đay cấp tính: xảy ra đột ngột, biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở trẻ nhỏ và nguyên nhân thường gặp là do thưc ăn hoặc do thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị chóang váng, ngất xỉu

Mề đay mãn tính: là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết,..

Dựa trên mức độ bệnh

  • Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt nó rất ngứa, có thể kết hợp lại từng mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết.
  • Phù mạch: nổi ban đột ngột, làm sưng to cả 1 vùng, cho cảm giác căng hơn là ngứa, có thể kèm theo là nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản sẽ gây suy hô hấp, phải đi cấp cứu,..
  • Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu xù xát nhẹ lên da, sau vài phút, trên da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng
  • Mề đay hay phù Quincke: có thể đi kèm với triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, nhức đầu, nặng nhất là trụy tim mạch,…

Nguyên nhân nổi mề đay

Theo quan điểm Đông Y:

  • Yếu tố tự nhiên: bệnh phát sinh theo yếu tố thiên nhiên không thuận lợi, cộng thêm với việc ăn uống không điều độ, sử dụng những thức ăn dễ gây dị ứng,… khiến dị tràng thực nhiệt mà gây bệnh.
  • Suy nhược cơ thể: Cơ thể suy nhược, khí huyết hao tổn, vệ khí không giữ được khiến cơ thể dễ bị cảm, phong hàn xâm nhập,…
  • Yếu tố tinh thần: Tinh thần người bệnh không ổn định khiến can khí uất, khí cơ ứ đọng, làm tổn thương tâm huyết, khiến cơ thể dễ bị phong hàn gây nên bệnh.

Theo quan điểm Tây y:

  • Dị ứng thực phẩm: Do người bệnh sử dụng một số các loại thực phẩm gây dị ứng như: sữa bò, tôm, cua, bò,…
  • Dị ứng thuốc: Các thuốc gây dị ứng có thể là các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da. Thông thường, hiện tượng dị ứng thuốc có thể xuất hiện ngay sau lần đầu dùng thuốc,..
  • Dị ứng thời tiết: Bệnh nổi mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, môi trường ôi nhiễm, không khí quá nóng hay quá lạnh,… khiến cơ thể chưa thể thích ứng được nên bị sinh bệnh.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh nổi mề đay

Biểu hiện của bệnh nổi mề đay được phát triển qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Các triệu chứng tương đối nhẹ, trên da xuất hiện nhiều vết sẩn ngứa màu hồng, chúng có thể nhanh chóng biến mất.

Giai đoạn 2: Niêm mạc môi, mí mắt bắt đầu có hiện tượng phù nề, có thể ngứa hoặc không. Hiện tượng này, khiến cho nhiều người hoang mang không biết mình đang bị bệnh gì để kịp chữa trị

Triệu chứng bệnh nổi mề đay
Triệu chứng bệnh nổi mề đay

Giai đoạn 3: Sang giai đoạn này, da trở nên dễ kích ứng, chỉ cần một vật cứng chạm nhẹ vào da sẽ xuất hiện các vệt màu hồng. Chúng gây ra cảm giác ngứa ngáy

Giai đoạn 4: đây là giai đoạn nặng nhất của nổi mề đay. Bệnh nhân có hiện tượng phù mạch. kèm theo đó là tình trạng tức ngực, khó thở. Tổn thương xuất hiện trong dạ dày sẽ gây ra những cơn đau bụng. Nó có thể dẫn đến đường hô hấp bị phù, tiếp đó là suy hô hấp

Tác hại của nổi mề đay

Đề cập đến tác hại của bệnh mề đay, các chuyên gia cảnh báo: khi xuất hiện các triệu chứng của nổi mề đay, bệnh nhân phải tìm cách chữa trị ngay, tránh để bệnh trở nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù mạch: Thống kê cho thấy có khoảng 50% bệnh nhân bị nổi mề đay mãn tính gặp phải biến chứng này. Hiện tượng này có thể xảy ra bất kỳ chỗ nào trên cơ thể,..
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi bị nặng, mề đay có thể nổi trong ruột khiến người bệnh bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và hấp thụ các chất dinh dưỡng
  • Suy hô hấp: Biến chứng này sẽ xảy ra nếu tổn thương xuất hiện trên khí quản. Những nơi này bị phù khiến khí quản khiến bệnh nhân không thể thở được, nếu không được cấp cứu ngay rất dễ gây tử vong.
  • Nhiễm trùng: Việc cào gãi là không thể tránh khỏi mỗi khi các cơn ngứa ngáy xuất hiện. Da bạn có thể bị tổn thương, chảy máu, đau đớn. Vi khuẩn cũng thể xâm nhập vào vết thương hở gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Trường hợp bị nổi mề đay mãn tính bệnh sẽ tái phát nhiều đợt, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cản trở công việc của người mắc phải.

Cách chữa trị bệnh nổi mề đay

Điều trị nổi mề đay, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Đối với các trường hợp nhẹ chỉ cần dùng thuốc dân gian là khỏi, nhưng cũng có những người phải nhờ đến sự giúp của thuốc tây hay thuốc Đông Y.

Chữa nổi mề đay bằng phương pháp dân gian

  • Uống nước canh gừng: Đun nước sôi với đường cho tan rồi cho gừng sắt sợi vào. Để nhỏ lửa hiu hiu cho đến nước canh gừng chuyển qua màu vàng và cô đặc. Trong gừng chứa nhiều thành phần kháng sinh và chất khoáng histamin tự nhiên. Do vậy dùng món canh này thường xuyên bị bệnh có tác dụng chống dị ứng, ngăn ngừa khu vực da bị tổn thương bị viêm nhiễm.
  • Tắm nước lá khế: Nấu sẵn một nồi nước tắm khoảng 2-3 lít. Trong lúc đợi nước sôi, chúng ta rửa lá khế, vò nát lá khế. Cho lá khế vào nồi, đun sôi kỹ khoảng 10 phút. Gạn cạn bã ra, đợi nước nguội rồi tắm.
  • Lá khế là vị thuốc chữa ngứa nổi mề đay khá quen thuộc trong đông y. Loại thảo dược này có tác dụng bài trừ phong nhiệt, giải độc, làm mát da,…
  • Sử dụng cây sài đất: Đem sài đất cô đặc lấy nước uống 1-2 lần trong ngày trong 7 ngày liên tục. Trường hợp nổi mề đay ngứa toàn thân  nên dùng sài đất nấu nước tắm để cho có tác dụng sâu rộng hơn. Công dụng tiêu độc , giảm ngứa, làm cho các vết mề đay mau lặn,..
  • Chữa bệnh bằng cây đơn lá đỏ: Nếu gặp vấn đề liên quan đến dị ứng nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, hãy nhanh chóng làm bạn với cây lá đỏ này
  • Cách dùng: Bệnh nhẹ thế nào thì ước chừng cây lá đỏ như thế ấy. Cây thuốc này phơi cho héo bớt rồi sao vàng. Cắt nhỏ thuốc ra chia thành nhiều thang để tiện cho dùng lần sau. Lấy 1 thang thuốc sắc kỹ lấy nước uống. Chia uống 3 lần trong 1 ngày. Kiên nhẫn dùng thuốc cho đến khi lành hẳn.
  • Sử dụng lá hẹ tươi: Dùng lá hẹ tươi nhiều hơn trong nấu ăn sẽ giúp làm sạch và kích thích đường ruột.
  • Cách làm như sau: mang bó hẹ đi rửa sạch, rồi cắt nhỏ thành đoạn 1cm. Cho hết vào nồi, đổ nước vào nồi sao cho vạch nước gáp đôi vạch hẹ trong nồi là được. Đun sôi kỹ, chắt lấy một nửa nước nấu để nguội rồi uống, phần còn lại lấy bông thấm vào rồi chấm vào vùng da bị dị ứng.
  • Cách này linh nghiệm tức thì, giúp bệnh nhân dường như mất hẳn cảm giác ngứa ngáy khi mới dùng thuốc xong. Chỉ sau đó vài phút, những vết nổi mẩn đỏ ngứa trên da cũng nặn hết. Cách chữa nổi mề đay bằng lá hẹ được sử dụng rất nhiều vì chúng rất dễ làm mà mang lại hiệu quả cao.
  • Sử dụng rau tần : Một cách chữa bệnh nổi mề đay dân gian không thể bỏ qua đó là dùng rau tần. Rau tần phơi khô rồi đem rửa sạch. cho vào nồi đổ nước rồi đun sôi , uống nước rau tần mỗi ngày, chia thành 3 lần, bạn sẽ thấy các vết ngứa lặn dần.
  • Cách chữa nổi mề đay bằng cao nhàu, cao gan với L-carnitine
  • Cao nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể. Cao gan có tác dụng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường chất năng gan và thận. Còn L- carnitine là một acid amine rất quan trọng trong hệ miễn dịch giúp tăng khả năng miễn dịch, bổ sung thêm các năng lượng cho tế bào, giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Do đó mà khi kết hợp cả 3 vị thuốc này sẽ giúp điều trị bệnh tận gốc , không tái phát lại,….

Trên đây là một số bài thuốc dân gian mà các bạn có thể kham thảo, các thực phẩm này dễ tìm, dễ làm, mà chi phí thấp. Hơn nữa, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe,…

Chữa bệnh nổi mề đay bằng phương pháp Đông y:

Ngoài thuốc Tây hay thuốc dân gian thì cách chữa nổi mề đay theo Đông Y cũng đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Ngay từ thời xa xưa, khi chúng ta không có kháng sinh, không có thuốc tây y thì ông bà ta đã dùng các vị thuốc đông y điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả.

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang được chia làm 2 phần là giải độc hoàn và bình can hoàn với các chức năng riêng:

  • Bình can hoàn: Xuyên khung, ngải cứu, cúc tần, xích đồng, ngưu bàng tử,…
  • Giải độc hoàn: Hồng hoa, ké đầu ngựa, tang diệp, bồ công anh cùng với một số loại thảo dược khác.
  • Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang giúp đi sâu vào điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Đối với các trường hợp bị nổi mề đay do phong hàn, thuốc sẽ tác động trực tiếp làm tán hàn. Còn đối với người có biểu hiện bị phong nhiệt thì thuốc tập trung vào việc phát tán phong nhiệt.
  • Bài thuốc có ưu điểm: Giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng mà còn cả điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bài thuốc này rất an toàn, sử dụng được cho cả trẻ em. Hơn nữa, bổ sung các dưỡng chất quý giá giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe cho người bệnh.
  • Tuy nhiên, thì người bệnh phải mất nhiều thời gian, bên cạnh đó, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm các thông tin về phòng mạch, tìm kiếm thông tin,..

Cách chữa nổi mề đay bằng phương pháp tây y

  • Với cách trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y , bệnh nhân càn dùng các loại thuốc kháng sinh Histamine như: Astemizol, Terfenadin, Loratadin,…. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác như phù họng, phù thanh quản thì tiêm adrenalin dưới da là giải pháp tốt nhất. Nếu bệnh nhân bị co thắt phế quản kéo dài thì phải truyền tĩnh mạch amino-phyllin và sử dụng thuốc dạng phế quản khí dung để khắc phục bệnh.
  • Thuốc Tây y dễ mua, dễ thực hiện, tác dụng của thuốc giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, dị ứng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nổi mề đay. Vậy chưa có kết luận nguyên nhân gây bệnh, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh, hay các sản phẩm chức năng khác,…

Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay

Trên thực tế, bệnh nổi mề đay xuất hiện là do cơ thể người bệnh khá nhậy cảm khi tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, và khiến cho người bệnh có các triệu chứng về da, nặng hơn, có thể ảnh hương đến sốt cao, đe dọa đến tính mạng. Vì thế, các bạn phải chú ý đến các vấn đề sau:

  • Chế độ ăn đúng cách: Bệnh mề đay được xác định nguyên nhân gây bệnh thường là do chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên có khả năng gây dị ứng , hay các loại thức uống gây kích thích từ rượu, bia,…
  •  Ngay từ bây giờ, người bệnh phải hạn chế sử dụng các sản phẩm đó, thay vào đó, bạn sử dụng các loại hoa quả tươi để tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật một cách nhanh chóng.
  • Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm:  Đối với chị em phụ nữ có làn da mỏng hay nhạy cảm, khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lựa chọn những loại nỹ phẩm thích hợp với da của mình. Trước khi dùng mỹ phẩm, bạn hãy lấy ít bôi lên tay xem có phản ứng gì không, sau 2 -3 ngày không có phản ứng gì thì hãy sử dụng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày: Trong dân gian cho rằng, mắc bệnh mề đay cần phải kiêng nước, tuy nhiên, trên thực tế, việc kiêng nước sẽ khiến làn da bị chảy mồ hôi, gây ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu. Lúc này, người bệnh sẽ gãi theo phản xạ, mà càng gãi thì hiện tượng bị bóc da, nhiễm trùng ,… bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  • Vì thế, người bệnh phải tắm rửa bằng nước ấm và luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ,…
  • Thận trọng khi thời tiết thay đổi: Đối với những trường hợp bị nổi mề đay do thời tiết , nhất là lúc trời lạnh thì cần chú ý mặc ấm, không để gió lùa vào người.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nếu cần thì phải mang đồ bảo hộ, bên cạnh đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa nổi mề đay phải có hướng dẫn của bác sĩ,…

<!–

–>