Những vấn đề về phụ khoa luôn là một trong các vấn đề mà chị em phụ nữ thường băn khoăn, lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra mùi hôi, khắm nhưng lại không ngứa ở vùng kín là gì và nên khắc phục vấn đề này ra sao? Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho các chị em phụ nữ thông qua bài viết này.
1. Đặt vấn đề
Chị Lê Huyền ( 27 tuổi) – Hải Phòng, đã kết hôn được 2 năm và có 1 con nhỏ, vùng kín của chị có xuất hiện mùi hôi, khắm và khó chịu trong thời gian gần đây, những hiện tượng này vẫn không có dấu hiện thuyên giảm dù chị đã chú ý hơn về vấn đề vệ sinh vùng kín. Vậy chị muốn hỏi về nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề trên.
Thực tế, đây là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp chị Huyền cùng các chị em phụ nữ giải đáp thắc mắc về nguyên nhân cũng như cách điệu trị hiện tượng vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa.
2. Vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa là do đâu?
Những bất thường của dịch tiết ra từ vùng kín ( âm đạo) – hay còn gọi là khí hư chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi, khắm ở vùng kín của chị em phụ nữ. Thông thường, dịch tiết này sẽ có màu trắng đục, không mùi hoặc một số trường hợp có mùi hơi tanh, tuy nhiên trong trường hợp có sự bất thường ở vùng âm đạo thì dịch tiết ra sẽ có thể xuất hiện mùi hôi hoặc mùi khắm rất khó chịu – bác sĩ Chuyên khoa Sản phụ khoa Lương Phương Nam, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho hay.
Nguyên nhân gây ra mùi hôi, khắm khó chịu nhưng không ngứa ở vùng kín có thể gặp thường là:
2.1. Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ hoặc thực hiện không đúng cách
Vệ sinh vùng kín không ( chưa) sạch sẽ hoặc không đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Đặc biệt nhất chính là sau khi đi vệ sinh, các chị em có thể sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển nếu để sót lại nước tiểu sau khi đi vệ sinh bởi nước tiểu có thể đọng lại trên lớp lông của vùng kín hoặc bám vào quần lót từ đó gây ra tình trạng ẩm ướt.
Bên cạnh đó, vi khuẩn có hại có thể tăng cường hoạt động mạnh nếu gặp những điều kiện thuận lợi khác như sự mất cân bằng môi trường âm đạo do sử dụng các dung dịch vệ sinh có chứa nồng độ chất tẩy rửa cao hay việc thụt rửa âm đạo quá sâu. Do đó, vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc chưa ( không) đảm bảo sạch sẽ là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng lại không ngứa ở nhiều chị em phụ nữ.
2.2. Phụ nữ đang trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường, trong chu kỳ kinh nguyệt vùng kín của chị em sẽ xuất hiện mùi khó chịu hơn bình thường, lí do là bởi vì máu kinh là sự kết hợp giữa lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc cùng với máu.
Đồng thời sau khi sinh, các mô ở âm đạo cũng như tử cung sẽ bị giãn rộng hơn bình thường, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn. Âm đạo của những chị em sinh thường sẽ tiết ra chất dịch bất thương, có màu gần giống như máu và có mùi khá khó chịu.
2.3. Sử dụng những loại đồ lót quá chật
Vùng kín sẽ bị bí bách, khó thoát mồ hôi và ẩm ướt nếu chị em sử dụng các loại quần lót quá chật, mùi của vùng kín sẽ càng hôi và khó chịu hơn vào những ngày nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng. Vùng kín sẽ có mùi hôi, khắm và dễ dàng mắc các bệnh phụ khoa hơn nếu chị em để tình trạng bí bách này kéo dài.
2.4. Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống cũng có thể là một trong các nguyên nhân gây ra mùi khắm, hôi nhưng không ngứa ở vùng kín. Khí hư có thể có mùi hôi khó chịu do một số loại thực phẩm có mùi hăng nồng bao gồm hành, tỏi, măng tây,… Do đó, các chị em nên xem lại chế độ ăn uống gần đây và điều chỉnh sao cho hợp lý trong trường hợp nếu vùng kín xuất hiện mùi khắm, hôi nhưng không ngứa.
2.5. Nguyên nhân khác
Mùi hôi, khắm ở vùng kín nhưng lại không ngứa cũng có thể gặp trong các trường hợp như tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc dị ứng với loại bao cao su trong quan hệ tình dục. Nói tóm lại, các chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và không nên chủ quan nếu tình trạng này kéo dài.
3. Vùng kín có mùi khắm, hôi nhưng không ngứa gặp trong bệnh lý gì?
Vùng kín của chị em có mùi khắm, hôi nhưng lại không ngứa vẫn có thể là một biểu hiện bình thường – theo các chuyên gia. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu cho rất nhiều các bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm một số biểu hiện khác bao gồm: khí hư bất thường, đau bụng dưới, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Trong trường hợp vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sau:
3.1. Viêm âm đạo
Hiện nay, số lượng nữ giới mắc phải viêm âm đạo chiếm tỉ lệ rất cao ( cao nhất trong các bệnh về phụ khoa), theo như thống kê có đến 9/10 chị em phụ nữ đang hoặc đã từng có dấu hiệu của viêm âm đạo.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm vùng kín do sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn có hại. Đối tượng mắc phải viêm âm đạo thường là các chị em vệ sinh vùng kín kém, chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh hay thời kỳ mang thai.
Bệnh có các biểu hiện bao gồm:
– Mùi hôi và khó chịu tại vùng kín.
– Dịch tiết có màu xám, xanh, trắng, đặc như sữa chua hoặc có hiện tượng sủi bọt.
– Xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường ở âm đạo, đặc biệt là sau khi QHTD.
– Đau rát trong khi QHTD.
– Tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu nóng rát.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì việc điều trị bệnh viêm âm đạo sẽ rất dễ dàng nếu tình trạng bệnh được phát hiện từ
sớm. Ngược lại, khi tình trạng này kéo dài, bệnh chuyển dần sang giai đoạn nặng có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm bao gồm: viêm đường tiết niệu, viêm vòi trứng, viêm lộ tuyến,… đặc biệt hơn là đối với các chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể gây ra đẻ non, sảy thai hoặc trẻ được sinh ra có thể mắc phải các bệnh về hô hấp, viêm da hay nấm lưỡi,…
3.2. Viêm cổ tử cung
Tình trạng vùng kín có mùi khắm, hôi nhưng không ngứa có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo cho bệnh viêm cổ tử cung ở nữ giới.
Trong các bệnh phụ khoa hiện nay thì viêm cổ tử cung được xem là căn bệnh về phụ khoa nguy hiểm nhất. Bệnh là tình trạng phần ống tử cung bị sưng tấy, lở loét hoặc thậm chí là mưng mủ do bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Ở nữ giới, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm cổ tử cung, tuy nhiên tình trạng này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 25 – 30.
Bệnh viêm cổ tử cung thường có một số biểu hiện như sau:
– Tình trạng xuấ hiện mùi khắm, hôi ở vùng kín nhưng k ngứa.
– Dịch tiết ra nhiều hơn có màu vàng nhạt, trắng đục đôi khi có kèm theo máu và đặc như mủ.
– Sau khi quan hệ vùng kín đau dữ dội.
– Vùng xương chậu bị đau, khi đi tiểu tiện bị đau rát.
– Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
Miễn dịch có thể bị suy giảm trầm trọng nếu viêm cổ tử cung không được phát triển và điều trị kịp thời, từ đó khả năng mắc phải các bệnh về đường tình dục cũng tăng lên. Hơn thế nữa, nữ giới mắc bệnh có thể sẽ không còn hứng thú QHTD, lâu dần dẫn đến tình trạng lãnh cảm và đe doạ hạnh phúc của vợ chồng.
3.3. Ung thư cổ tử cung
Vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung. Trung bình mỗi ngày sẽ có 7 người tử vong vì bệnh và 14 người có chẩn đoán mắc bệnh ở nước ta hiện nay. Do đó, hiện
nay đây chính là căn bệnh ung thư ở nữ giới chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu.
Nguyên nhân gây bệnh chính là virus HPV, thường xuất hiện ở các phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Bản chất của bệnh chính là sự xuất hiện các khối u do sự tăng sinh quá mức của các tế bào ở cổ tử cung trong cơ thể gây ra. Thông thường, sẽ rất khó để phát hiện bệnh trong thời gian đầu, bởi bệnh có rất ít dấu hiệu đặc trưng. Cho đến khi các tổn thương bên trong đã rất lớn thì bên ngoài mới xuất hiện các biểu hiện bất thường.
Nhìn chung, nữ giới có thể gặp các biểu hiện sau nếu mắc phải ung thư cổ tử cung:
– Âm đạo xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường.
– Bị đau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu và đau vùng bụng dưới.
– Khí hư có màu xanh như mủ, màu vàng đôi khi có thể kèm theo máu.
– Vùng kín có mùi khắm, hôi nhưng không ngứa.
Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ và tính mạng hiệu quả nhất. Do đó, các chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín.
3.4. Viêm vùng chậu
Ở nữ giới, vùng chậu gồm các cơ quan sau: buồng trứng, ống dẫn trứng và cổ tử cung. Do đó, viêm vùng chậu chính là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan trên do sự xâm nhập và tấn công từ các vi khuẩn có hại ( thường là các loại vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục).
Nữ giới có thể gặp phải các dấu hiệu sau khi mắc viêm vùng chậu:
– Đau xương chậu và vùng bụng dưới.
– Dịch tiết ra nhiều hơn, có màu vàng, xanh, xám đục hay trắng đục.
– Xuất hiện mùi khắm ở vùng kín nhưng không ngứa.
– Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt.
– Khi quan hệ tình dục bị đau hoặc chảy máu.
– Một số triệu chứng khác có thể gặp bao gồm: ớn lạnh, sốt,…
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung do sự tắc vòi trứng bởi các mô sẹo xuất hiện trong và ngoài vòi trứng. Bên cạnh đó, nữ giới có thể sẽ bị đau vùng chậu mãn tính từ đó gây ra các bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt.
3.5. Bệnh lậu
Hiện nay, số lượng người mắc phải lậu là rất lớn, do đó đây là một trong các căn bệnh xã hội thật sự rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae – một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục không an toàn.
Những triệu chứng có thể gặp của bệnh lậu ở nữ giới bao gồm:
– Âm đạo xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không bị ngứa.
– Vùng bụng dưới đau âm ỉ.
– Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt.
Hơn thế nữa, khi mắc phải bệnh lậu ở nữ giới vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể gây ra viêm vùng chậu dẫn đến vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung do sự xâm nhập của chúng vào ống dẫn trứng hoặc tử cung. Nếu phụ nữ mắc phải bệnh lậu trong thời gian mang thai thì có thể sẽ bị sảy thai hoặc trẻ được sinh ra có thể bị lở loét, nhiễm trùng máu hoặc cũng có thể mắc bệnh lậu,…
4. Cách điều trị tình trạng vùng kín có mùi khắm, hôi nhưng không ngứa
Nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu nhưng không ngứa ở vùng kín có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc sinh lý của cơ thể. Chị em có thể chú ý thực hiện một số biện pháp sau nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cũng như gia đình, bao gồm:
4.1. Đến các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời trong trường hợp bệnh lý
Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất hiện mùi khắm, hôi nhưng không ngứa ở vùng kín là rất nhiều, do đó người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh và làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để có thể xác định phương án điều trị thích hợp nhất.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp nhất căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh cùng với kết quả kiểm tra tại bệnh viện. Ví dụ như bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh cùng thuốc đặt âm đạo trong trường hợp bệnh nhân có chẩn đoán viêm âm đạo ở mức độ nhẹ. Những loại thuốc này có tác dụng cân bằng pH ở âm đạo, giảm triệu chứng của bệnh, tiêu viêm và chống khuẩn.
Bệnh nhân có thể được chỉ định tiến hành các phương pháp can thiệp ngoại khoa trong trường hợp chẩn đoán mắc viêm cổ tử cung mức độ nặng. Hiện nay, có một số biện pháp can thiệp ngoại khoa như áp lạnh nito cổ tử cung, đốt điện hoặc đốt laser.
Trong quá trình điều trị các vấn đề liên quan đến vùng kín, chị em cần kiên trì cũng như tuân thủ thực hiện các phương án điều trị từ bác sĩ. Đặc biệt hơn là các chị em không nên tự điều trị tại nhà bằng các loại thuốc chưa rõ nguồn gốc. Cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường ở vùng kín.
4.2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ hướng dẫn, trong quá trình điều trị vấn đề vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa chị em cũng cần phải chú ý một số vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng, như sau:
– Xây dựng thực đơn tăng cường thêm nhiều loại thực phẩm có tác dụng cải thiện được mùi hôi ở vùng kín như củ quả, rau xanh, sữa chua, trái cây,…
– Các loại gia vị nặng mùi như măng tây, tỏi, hành,… cần được hạn chế sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.
– Hạn chế sử dụng các chất kính thích như rượu, cà phê, bia,…
4.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Nâng cao sức đề kháng bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, yoga,… tăng cường sức khoẻ góp phần ngăn chặn và hạn chế sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn có hại. Đồng thời để tránh làm cho tình trạng vùng kín
có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa bằng cách hạn chế bơi lội hoặc ngâm mình trong bồn tắm trong thời gian này.
Bên cạnh đó, để đảm bảo vấn đề về vệ sinh ở vùng kín, nữ giới không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Bởi vì việc quan hệ tình dục trong quá trình bị bệnh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sâu hơn các cơ quan bên trong gây ra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa khác nguy hiểm hơn.
4.4. Đảm bảo vệ sinh ở vùng kín
Sự chủ quan trong quá trình vệ sinh vùng kín chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mùi hôi, khắm nhưng không ngứa ở vùng kín. Do đó, để có thể hạn chế tình trạng này cũng như nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm hơn về phụ khoa thì các chị em có thể thực hiện vệ sinh vùng kín theo chỉ dẫn dưới đây:
– Vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ đảm bảo an toàn hoặc bằng nước muối sinh lý.
– Trong chu kỳ kinh nguyệt, đảm bảo việc thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần.
– Trong quá trình vệ sinh không thụt rửa âm đạo quá sâu, có thể gây ra các tổn thương tại vùng kín.
– Không vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh có chứa các chất tẩy rửa quá mạnh.
– Trước khi sử dụng các loại thảo dược dân gian vào việc vệ sinh vùng kín nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia.
Chị em nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến phụ khoa.
Nói tóm lại, tình trạng vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó các chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường từ vùng kín nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Hy vọng các chị em có thể hiểu rõ hơn tình trạng sức khoẻ của bản thân thông quá những chia sẻ trên của chúng tôi.