Viêm tai giữa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ em vì cấu tạo các bộ phận của trẻ đều nhỏ hơn so với người lớn nên nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra, lỗ nhỏ nối khoang mũi …Tìm hiểu Viêm tai giữa – Nguyên nhân viêm tai giữa, dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm tai giữa, cách chữa viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em.

Viêm tai giữa là gì

Viêm tai giữa là trường hợp viêm nhiễm các mô thuộc vùng tai giữa, bệnh này rất hay gặp ở trẻ 5 tuổi và người lớn. Viêm tai giữa thuồng xuất hiện sau những đợt viêm mũi họng ở trẻ nhỏ, gây ra tình trạng dịch mủ ở tai giữa.

Chất dịch này có thể làm thủng màng nhĩ rồi chảy ra ngoài tai, hoặc tích tụ trong vùng tai giữa gây đau tai, và làm giảm một phần nghe của người mắc bệnh.

Triệu chứng viêm tai giữa
Triệu chứng viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh có thể tấn công cả trẻ em lẫn người lớn. Đây là một trong những căn bệnh về tai cực kỳ nguy hiểm, vì nó có thể gây tử vong cho người bị bệnh.

Có 2 loại viêm tai giữa là viêm tai cấp tính và viêm tai tràn dịch mủ.

  • Viêm tai cấp tính:Đây là loại viêm tai diễn biến nhanh chóng, kèm theo đó là triệu chứng sưng và đỏ ở trong tai. Sốt, đau tai, và nghe kém do việc xuất hiện chất dịch lỏng trong tai giữa.
  • Viêm tai giữa tràn dịch mủ: Sau khi tình trạng nhiễm trùng ban đầu đã biến mất, các chất dịch nhầy sẽ tiếp tục sản sinh ra trong tai giữa. Dẫn đến cảm giác đầy tức trong tai, ảnh hưởng đến khả năng nghe của người mắc bệnh. Màng nhĩ có thể bị thủng và chảy dịch mủ ra ngoài dưới tác động của dịch mủ.

Nguyên nhân viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng thì nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau:

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em

  • Do cấu tạo vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ, kích thước vẫn còn ngắn. Do đó, các vi khuẩn dễ lây lan sang tai và gây bệnh ở đây.
  • Bên cạnh đó, nếu trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm amidan, viêm họng,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn xâm nhập vào vùng tai và gây bệnh.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở người lớn

  • Lúc này, cấu trúc tai ở người lớn đã phát triển hoàn thiện, nên sẽ không gặp các nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa như trẻ nhỏ. người lớn sẽ do một số yếu tố sau dẫn đến bệnh viêm tai giữa:
  • Do bị viêm nhiễm vùng mũi và họng
  • Do tắc vòi nhĩ, viêm xoang,… hoặc do biến chứng từ một số bệnh như viêm mũi, viêm xoang,…
  • Do bị mắc viêm tai giữa từ nhỏ mà không được điều trị triệt để, dần dần sẽ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính.
  • Do sử dụng chung các vật dụng ngoáy tai hoặc các vật cứng, nhọn,…
  • Có nhiều trường hợp do viêm nhiễm đường hô hấp, do bệnh lý trào ngược,…. cũng là các tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Triệu chứng của căn bệnh này ở trẻ em và người lớn khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

  • Trẻ sốt cao 40 độ, quấy khóc rất nhiều, kém ăn, nôn trớ, co giật,…
  • Nếu trẻ đã lớn thì trẻ sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai,..
  • Dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, đi nhiều lần, kèm theo là triệu chứng sốt,..
Triệu chứng viêm tai giữa
Triệu chứng viêm tai giữa

Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn

  • Người lớn bị viêm tai giữa sẽ thấy đau tai, cảm giác đau sẽ xuất hiện nhều lần. Tình trạng đau có thể lan sang đầu, dẫn đến 1 hoặc 2 bên tai tê cứng, sờ vào cảm thấy nóng, hơi sưng,
  • Bên cạnh đó, người bệnh cảm thấy ù tai, khả năng nghe giảm,…
  • Xuất hiện hiện tượng chảy dịch mủ ở tai, dịch mủ trong tai sẽ rỉ, chảy ra bên ngoài theo từng đợt, nhất là khi có thời tiết thay đổi. Dịch mủ có màu vàng, trong các trường hợp viêm tai xương thì còn kèm mùi khó chịu.

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp ở trẻ có thể gây thủng màng nhĩ, gián đoạn chuỗi xương con, làm tiêu xương,… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi trẻ chưa nói được sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ, giảm chất lượng giao tiếp của trẻ sau này.

Ngoài ra, thì cả trẻ em và người lớn vẫn bị một số biến chứng của viêm tai giữa sau:

  • Viêm mê nhĩ
  • Viêm xương chủm cấp
  • Viêm tai giữa mạn
  • Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Viêm tai giữa có thể gây ra biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch, … dẫn đến tê liệt thần kinh.

Cách chữa trị viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng tây y

  • Ở giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, người bệnh sẽ phải dùng các thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, sát trùng,…..
  • Khi chuyển sang giai đoạn sau, khi bệnh đã có các chuyển biến nặng hơn thì người bệnh phải đi chích rạch màng nhĩ.
  • Ở giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng, ngoài sử dụng các thuốc toàn thân, người bệnh cần phải làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Người bệnh phải được theo dõi tình hình bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Cách chữa viêm tai giữa
Cách chữa viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

  • Sử dụng lá hẹ: Theo Đông y, lá hẹ mang tính nhiệt, nhưng khí náu chín lại có tính ôn, có vị hơi cay, ấm, lành tính, có tác dụng ôn khí, tán độc. Còn theo y học hiện đại, trong lá hẹ chứa rất nhiều các laoji vitamin, các khoáng chất như: đạm, đường, vitamin,… Lá hẹ còn chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giảm huyết, bảo vệ tuyến tụy,…..Ngoài các bệnh được kể trên, hẹ được sử dụng để chữa các bệnh ghẻ ngứa, nhiễm trùng da,…
  • Cách dùng: lấy lá hẹ đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn lá hẹ lấy nước, chắt dung dịch lá hẹ vào 1 lọ sạch, nhỏ. Lấy nước đó nhỏ trực tiếp vào tai. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá: Rau diếp cá có vị chua cay, có mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong dân gian mọi người cũng biết sử dụng rau diếp cá để chữa bệnh viêm tai giữa.
  • Cách dùng: Lá diếp cá đem phơi khô, rồi lấy sắc với táo đỏ đến khi cạn còn 200ml. Bạn nên uống 1 ngày 3 lần, kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nát lấy nước, dùng bông sạch thấm sau đó chấm vào phần tai bị viêm 2-3 lần trong ngày.
  • Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua: Bạn cho bột ngũ tử với phèn chua vào 1 miếng sắt đặt lên bếp đun cho tới khi đường phèn chảy ra quyện với bột thì bạn tắt bếp, không đun nữa. Lúc này, 2 nguyên liệu trở thành 1 tảng hỗn hợp, bạn lấy hỗn hợp này đem nghiền nát và cho vào 1 chiếc lọ sạch.
  • Trước khi sử dụng thuốc này, bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng oxy già, lau tai thật sạch để việc điều trị bệnh được hiệu quả. Bạn cuộn 1 tờ giấy thành ống 1 đầu vừa với lỗ tai để cho thuốc vào tai. Sử dụng trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím: Đây là mẹo chữa dân gian cũng mang lại hiệu quả đáng kể. cách thực hiện như sau: Lấy vài cái lông nhím say nhuyễn thành bột mịn. Dùng tờ giấy cuốn thành phễu để thổi bột lông nhím vào tai. Bạn nên kiên trì làm thường xuyên từ 3-5 ngày thì triệu chứng của bệnh viêm tai giữa sẽ giảm.

Chữa viêm tai giữa phương pháp Đông Y

  • Bài thuốc 1: Bạch chỉ, kim ngân hoa, hạ khô thả, thổ phục linh, bồ công anh cùng với một số dược liệu khác,…
  • Bài thuốc đặc trị viêm tai giữa ở người lớn và cả trẻ em, chống viêm, chống ngứa, an thần, giảm đau,..
  • Bài thuốc 2: Gồm có Bạch chỉ, hạ khô thảo, kim ngân hoa, huyền sâm, thổ phục linh, hoàng cầm,…
  • Bài thuốc giúp mát gan, giải độc, thanh nhiệt, chống viêm , lở loét, giảm đau,…

Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa

Vệ sinh tai mũi họng thật sạch sẽ bằng cách sử dụng nước muối loãng, đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày.

  • Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát,..
  • Tuyệt đối tránh xa bụi bẩn, khói thuốc,…. vì đó là cơ hội để các vi khuẩn tấn công
  • Khi mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng thì cần phải có biện pháp chữa trị ngay, tránh để lây lan sang tai giữa,…
  • Tăng cường luyện tập để tránh các sự tấn công của cơ thể.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng
  • Nếu bị viêm tai giữa cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời, để bệnh không tái phát lần nữa,….

<!–

–>