Viêm bàng quang là bệnh phổ biến hiện nay, chiếm khoảng 50% các ca bệnh về đường tiết niệu. Đặc biệt, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm bàng quang cao hơn nam giới. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh viêm bàng quang có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm bàng quang là gì
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trước khi nước tiểu được đào thải. Nước tiểu đi vào bàng quang bằng niệu quản, ra ngoài bằng niệu đạo. Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm do các tấn công của vi khuẩn. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang, nhưng những người nhịn tiểu, quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách,… sẽ dễ mắc bệnh hơn những người bình thường.
Viêm bàng quang được chia làm 2 loại:
Viêm bàng quang cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của viêm bàng quang, bệnh tái phát với nhiều dấu hiệu, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra. Chữa trị viêm bàng quang ở giai đoạn này khá đơn giản, có khi người bệnh thậm chí có thể tự chữa ngay tại nhà bằng cách uống nhiều nước, chườm bụng,….
Viêm bàng quang mãn tính: Nếu như viêm bàng quang cấp tính không được chữa trị hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng viêm bàng quang mãn tính. Lúc này, các triệu chứng của bệnh diễn ra âm thầm. Người bệnh bắt buộc phải đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh viêm bàng quang có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Nếu như nam giới và nữ giới quan hệ tình dục với nhiều người, người có lối sống phức tạp, tình dục thô bạo,… đều có nguy cơ bị viêm bàng quang bởi có rất nhiều bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục, rồi các vi khuẩn này xâm nhập vào bàng quang dẫn đến viêm bàng quang.
- Do các thói quen sinh hoạt: Nếu như tình trạng nhịn tiểu thường xuyên, không uống đủ nước, sử dụng các dung dịch vệ sinh kém chất lượng, nhiều chất tẩy rửa,… là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bàng quang. Ngoài ra, bệnh viêm bàng quang còn do chị em thụt rửa âm đạo quá sâu, dùng vòi hoa sen xịt thẳng vào âm đạo, tăng nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập ngược dòng lên bàng quang và gây viêm nhiễm.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Những người đang chữa trị các bệnh ung thư, các bệnh xã hội thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm, điều này là cơ hội tốt cho các vi khuẩn tấn công, gây nên bệnh viêm bàng quang.
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Một nguyên nhân nữa dẫn đến viêm bàng quang là do người bệnh mắc một số bệnh về nam khoa, phụ khoa, các bệnh về thận,… Bởi các cơ quan này có quan hệ mật thiết với nhau, nên khi mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì các vi khuẩn sẽ tấn công các cơ quan lân cận.
Triệu chứng bệnh viêm bàng quang
Người bị viêm bàng quang sẽ có các biểu hiện sau:
- Đi tiểu nhiều, tiểu buốt: Người bệnh luôn trong tình trạng buồn tiểu, mặc dù đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu mỗi lần rất ít, kèm theo đó là cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu,…
- Màu nước tiểu bất thường: Người bình thường có màu nước tiểu trong, vàng nhẹ, còn người bị viêm bàng quang lại có màu vàng đục, nhiều khi có thêm mủ và máu,…
- Hay tiểu đêm, đau vùng bụng dưới: Tiểu thường xuyên vào ban đêm có thể là biểu hiện của bệnh viêm bàng quang, kèm theo triệu chứng đau vùng bụng dưới.
- Nước tiểu có mùi hôi: Thay vì có mùi khai nhẹ thì người viêm bàng quang lại có mùi nước tiểu hôi do các vi khuẩn ở trong bàng quang theo nước tiểu ra ngoài.
- Nước tiểu có dính máu: Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo người bệnh mắc viêm bàng quang ở giai đoạn nặng, cần chữa trị ngay khi có các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng viêm bàng quang không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, khi thấy có các biểu hiện của bệnh, các bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tác hại của bệnh viêm bàng quang
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh viêm bàng quang có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Nguy cơ bị cơ xơ hóa bàng quang: Đây là biến chứng dễ mắc nhất khi bị viêm bàng quang. Viêm bàng quang sẽ làm hẹp các kích thước dẫn đến hiện tượng chảy ngược nước tiểu, làm thận sưng và viêm, thậm chí là hoại tử thận,…
- Nhiễm trùng thận: Do vi khuẩn đi ngược từ bàng quang lên thận dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thận.
- Đi tiểu ra máu: Viêm bàng quang ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến ung thư bàng quang, lúc này người bệnh sẽ có hiện tượng tiểu ra máu,…
- Sỏi thận: Viêm bàng quang trong thời gian dài sẽ gây nên bệnh sỏi thận, những viên sỏi này kết lại với nhau gây nên các triệu chứng bất thường,…
- Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục gây viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,… làm cho tinh trùng giảm chất lượng, từ đó gây ra hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.
Cách chữa trị bệnh viêm bàng quang
Chữa trị viêm bàng quang cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh:
Chữa trị viêm bàng quang do vi khuẩn
Chữa viêm bàng quang do vi khuẩn bằng các loại thuốc kháng sinh, liều lượng của thuốc sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh và do các vi khuẩn có trong nước tiểu. Thời gian sử dụng thuốc khoảng 1 tuần, khi đó các triệu chứng viêm bàng quang sẽ được cải thiện rõ rệt trong khi sử dụng thuốc. Nếu như tình trạng viêm bàng quang tái phát, các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh liều cao hơn,…
Chữa trị viêm bàng quang kẽ
Đây là trường hợp viêm bàng quang không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Cách chữa trị duy nhất là phối hợp chữa trị trong các trường hợp, dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa. Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc đặt trực tiếp vào bàng quang. Khi có các triệu chứng thì cần phẫu thuật. Sử dụng các biện pháp trị liệu, xung điện để giảm đau vùng chậu,…
Chữa trị viêm bàng quang không truyền nhiễm
Nếu như viêm bàng quang do mẫn cảm với các hóa chất như dung dịch vệ sinh, xà phòng, chất diệt tinh trùng thì phải ngưng sử dụng các chất này. Nếu như xạ trị và hóa trị ung thư dẫn đến viêm bàng quang thì việc chữa trị tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Cách phòng tránh viêm bàng quang
Để khắc phục cũng như phòng tránh bệnh viêm bàng quang, người bệnh cần chú ý:
- Uống nhiều nước, thường xuyên đi tiểu.
- Vệ sinh từ trước đến sau hậu môn, ngăn cản các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.
- Vệ sinh sạch sẽ âm đạo, hậu môn bằng nước sạch, sử dụng các dung dịch vệ sinh phù hợp.
- Không sử dụng các hóa chất như thuốc khử mùi, thuốc diệt tinh trùng hoặc các sản phẩm xịt bộ phận sinh dục, chúng có thể gây kích thích niệu đạo, bàng quang,…
Nguồn: Giới Tính Tuổi Teen