Nguyên nhân việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, các dạng ra máu và cách xử trí ra sao?

Nguyên nhân việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, các dạng ra máu và cách xử trí ra sao?

Hiện tượng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu là do đâu?

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thể do các tác dụng phụ của thuốc tránh thai, hoặc do việc sảy thai ngoài tử cung. Có nhiều dạng ra máu khác nhau sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như ra máu nâu sẫm, ra máu hồng, máu tươi… bạn nên thăm khám bác sĩ nếu sau vài ngày mà vẫn chưa khỏi.

Nguyên nhân việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, các dạng ra máu và cách xử trí ra sao?

Hiện tượng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu bất thường khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những hiện tượng thường gặp trong thời gian đầu sử dụng thuốc tránh thai.

Hiện nay thì có nhiều cặp đôi thường chọn phương pháp dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, bởi vì sự tiện dụng mà nó đem lại là tức thì. Điều này giúp hạn chế được việc có con ngoài kế hoạch, xoay quanh những lo lắng và thắc mắc khi chị em gặp phải hiện tượng này.

Vậy thì nguyên nhân uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu chủ yếu là do đâu? Biện pháp giúp kiểm soát tình trạng này ra sao? Mời chị em phụ nữ cùng WikiDinhNghia tham khảo nội dung liên quan đến những chi tiết dưới đây.

Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp ra sao

Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp giúp ngăn ngừa được sự rụng trứng, tạo chất nhầy trên cổ tử cung làm trứng không bám được, ngăn cản quá trình làm tổ của trứng.

Biện pháp tránh thai này cũng được coi là biện pháp an toàn (có hiệu quả tránh thai đạt đến 75%), nhưng liệu pháp này cũng không nên sử dụng thường xuyên bởi vì nếu dùng nó liên tục thì hiệu suất tránh thai sẽ càng giảm đi. Bởi thế cho nên, không nên sử dụng nó quá 2 lần trong một tháng.

Nguyên nhân ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Trong đa số các trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, bạn không cần phải quá lo lắng khi vấn đề xuất huyết bất thường khi uống thuốc xảy ra. Điều này có thể xảy ra trên mọi viên thuốc tránh thai khẩn cấp.

Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Lý do là vì trong các viên thuốc này có chứa progesterone hay estrogen, những hormone này khiến bạn ra máu âm đạo, và hãy yên tâm vì điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn sẽ không còn bị xuất huyết bất thường nữa khi kỳ kinh nguyệt quay trở lại.

Thông thường, thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng gây ức chế sự rụng trứng ở nữ, hoặc là ngăn cản trứng làm tổ bằng cách thay đổi nội mạc tử cung ở trứng bị rụng.

Đồng thời, khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì chị em cũng gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp kèm theo, đó chính là: buồn nôn, xuất huyết, tiêu chảy, đau bụng dưới và đặc biệt là tử cung bị ra máu hay còn gọi là rong huyết.

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp xong, các chị em thường gặp phải tình trạng ra máu có màu hồng nhạt trong khoảng 5 – 7 ngày, sau đó thì máu sẽ có màu sẫm hơn.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp chảy máu là biểu hiện của sự bất thường trong cơ thể, điều này bạn không thể bỏ lỡ. Nguyên nhân dẫn đến việc ra máu nhiều như vậy có thể xuất phát từ việc sảy thai ngoài tử cung.

Do sẩy thai ngoài tử cung

Trong trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, đó cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng, nhưng mặc khác, bạn cũng có khả năng bị sẩy thai ngoài tử cung.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ là một trong những sự lựa chọn tạm thời trong trường hợp rất khẩn cấp khi lỡ quan hệ tình dục không an toàn.

Loại thuốc tránh thai này bao gồm những thành phần như: ulipristal (Ella) và levonorgestrel (Next Choice, Plan B One-Step).

Đa số các loại thuốc tránh thai khẩn cấp này khá là an toàn, nhưng thỉnh thoảng, thuốc tránh thai sẽ làm bạn ảnh hưởng tác dụng phụ như ra máu âm đạo bất thường. Hãy cùng WikiDinhnghia tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách xử lý tình huống sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu nhé.

Những dạng ra máu do sử dụng thuốc tránh thai

Mỗi một bệnh nhân sẽ có một thể trạng khác nhau, cho nên kéo theo đó là hiện tượng ra máu cũng khác nhau bởi những tác dụng phụ mà thuốc tránh thai mang lại. Có thể kể đến một vài hiện tượng như là:

  • Ra máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt.
  • Máu ra ít, có màu đen sẫm hoặc nâu, trong máu có cặn.
  • Ra máu kèm theo tình trạng vón cặn.
  • Tình trạng ra máu diễn ra liên tục từ 2 đến 3 ngày.
  • Bị ra máu và đau âm ỉ bụng dưới.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Kỳ kinh bị thay đổi, không ổn định, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
  • Đau đầu, chóng mặt, tức ngực.

Cách kiểm soát khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu

Cũng tùy từng trường hợp cụ thể, ra máu ít hay ra máu nhiều ở chị em, mà có những cách kiểm soát và xử lý cũng hoàn toàn khác nhau.

Với những trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu ít thì chị em sẽ được bác sĩ cho uống thuốc theo chỉ định, uống vào mỗi tối 1 viên ethinyl estradiol cùng với thuốc tránh thai đến ngày thứ 22 thì ngưng không sử dụng nữa.

Với những trường hợp ra máu nhiều thì mỗi tối nên sử dụng 2 viên ethinyl estradiol cùng với thuốc tránh thai cho đến ngày 22 thì ngưng không sử dụng nữa.

Cách kiểm soát khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu

Đối với những trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu giống như kỳ kinh nguyệt, hay thời gian ra máu khá gần với ngày hành kinh thì chị em có thể dừng không uống đợt này, đợi đến ngày thứ 5 của kỳ kinh nguyệt tiếp theo thì bắt đầu dùng thuốc lại, khi đó, tính ngày lại từ đầu.

Đồng thời, trong khoảng thời gian sử dụng thuốc tránh thai thì chị em cần sử dụng đúng thời gian quy định, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả và hạn chế được những biến chứng do thuốc gây ra.

Cách bảo quản thuốc cũng khá đơn giản, chỉ cần bảo quản đúng nơi quy định, khô ráo, thoáng mát. Nếu phát hiện chúng bị ướt hoặc ẩm mốc thì nên bỏ ngay không được sử dụng nữa.

Tuy nhiên thì các biện pháp kiểm soát các tình trạng ra máu khi dùng thuốc tùy theo từng mức độ, đều phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn sẽ được theo dõi một cách cẩn thận. Chị em nào cũng cần thực hiện điều này để bảo vệ tình trạng sức khỏe cho bản thân mình.

Các dạng ra máu khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có màu nâu sẫm.

Câu hỏi: Vào ngày 9/08, em có quan hệ cùng bạn trai, 1 giờ sau đó, em có sử dụng thuốc tránh thai loại 2 viên. Sau 8 ngày thì em có thấy ra máu màu nâu. Cho em hỏi là hiện tượng đó có phải hiện tượng mang thai không. Hay chỉ là do tác dụng phụ gây ra, em xin cảm ơn ạ?

Đáp: Bản chất thuốc tránh thai khẩn cấp ở dạng thuốc chứa hàm lượng nội tiết tố cao. Khi uống có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc rong kinh xảy ra ở nữ giới. Nếu bạn uống và bị chảy máu như vậy thì việc tránh thai của bạn đã thành công.

Bạn cũng nên tính ngày ra máu đầu tiên đó là ngày hành kinh của kỳ kinh mới nhé. Mỗi quý 3 tháng bạn chỉ nên sử dụng chúng một lần, một năm không nên sử dụng quá 4 lần.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu và dịch nhầy màu nâu vón cục

Hỏi: Chu kỳ cố định của em là vào ngày 22/06. Vào ngày 4/7 em có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp bảo vệ, sau đó thì em đã có dùng biện pháp phòng tránh bằng việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

Đến ngày 11/7 thì em bị ra máu và trong máu lẫn dịch nhầy có màu nâu vón cục. Bác sĩ cho em hỏi là do bị rối loạn khi uống thuốc hay em đã mang thai ạ?

Đáp: Bản chất thuốc tránh thai chứa hàm lượng nội tiết tố khá cao, cho nên khi uống chúng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc thậm chí làm bạn bị rong kinh.

Nếu bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu thì coi như việc tránh thai của bạn đã hoàn toàn thành công. Tiếp theo đó thì bạn hãy tính ngày ra máu đó là ngày đầu tiên của chu kỳ hành kinh mới nhé.

Với những triệu chứng bạn đang gặp phải như đau rát vùng kín khi đi vệ sinh và tình trạng ra máu kiểu như kỳ kinh nhưng lại có chút cục đen nhỏ, đây là những biểu hiện rất bình thường. Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hàm lượng nội tiết tố cực cao nên có thể làm thay đổi kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

  1. Làm theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì.
  2. Nếu bạn nôn sau khi uống thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để biết xem có cần uống lại liều thuốc hay không.
  3. Nếu có dấu hiệu bị mắc bệnh lây qua đường tình dục, hãy đến bác sĩ phụ khoa để được tư vấn.
  4. Kiểm tra xem bạn có mang thai không.
  5. Tầm soát bệnh lây lan qua đường tình dục.

By gttt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *