• Trang chủ
  • Sức khỏe
    • Bệnh của mẹ
    • Bệnh của con
    • Bệnh xã hội
    • Bệnh da liễu
    • Bài thuốc hay
    • Sức khỏe tổng hợp
  • Blog Tâm sự
    • Chuyện thầm kín
  • Liên Hệ

Giới Tính Tuổi Teen

Cổng thông tin về sức khỏe giới tính

You are here: Home / Sức khỏe / Bệnh của mẹ / Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?

26/01/2018 13/04/2020 Thanh Thùy 0 Comment

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt không đều, kèm theo các biểu hiện thất thường như màu sắc, số lượng máu kinh,..  Đây là hiện tượng gặp ở nữ giới, nhất là các chị em đang ở tuổi dậy thì. Rối loạn kinh nguyệt có thể đe dọa đến sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ của chị em. Nếu như bệnh kéo dài sẽ gây ra vô sinh, hiếm muộn ở chị em.

Đến ngay mục bạn quan tâm

  • 1 Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
  • 2 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
  • 3 Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Theo chia sẻ của các bác sĩ không khó để nhận biết những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới vì các dấu hiệu này tương đối rõ ràng. Đó là:

  • Chu kỳ kinh thất thường: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ kéo dài từ 28 – 32 ngày, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn từ 22 – 36 ngày, số ngày kinh từ 3 – 7 ngày và lượng máu kinh mất đi trung bình khoảng 80ml mỗi chu kỳ. Mọi thay đổi về số ngày hành kinh, lượng máu kinh và vòng kinh đều cho thấy những dấu hiệu kinh nguyệt rối loạn ở nữ giới.
Rối loạn kinh nguyệt là gì
Rối loạn kinh nguyệt là gì
  • Máu kinh có màu lạ: Kinh nguyệt bị vón cục hay có màu sắc kỳ lạ không phải màu đỏ thẫm như bình thường thì khả năng rất cao chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt. Thường thì máu kinh lúc này sẽ có màu đỏ tươi, màu đen sì hoặc màu xám.
  • Tăng sản tuyến vú: Đau tức ngực, ngực căng cứng hơn là dấu hiệu của ngày hành kinh sắp đến. Nhưng nếu đầu ngực rất đau và tiết dịch trắng thì đó là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt hoặc những thay đổi bất thường trong cơ thể mà chị em không nên bỏ qua.
  • Đau bụng kinh dữ dội: Ở những người phụ nữ không bị rối loạn kinh nguyệt, họ sẽ không phải chịu đựng cảm giác đau bụng dữ dội mỗi lần đến “ngày đèn đỏ”. Do đó, nếu bị đau bụng kinh dữ dội, đau đến mức túa mồ hôi, sốt nhẹ hoặc sốt cao, tụt huyết áp, ngất xỉu,… thì chị em hãy chủ động đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt vì đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh phụ khoa.
  • Tâm trạng cáu gắt, tức giận: Nhiều người cho rằng phụ nữ khi “đến tháng” thường dễ nổi nóng, cáu gắt nhưng thực tế lại không phải vậy. Tâm trạng thay đổi đột ngột, trở nên nóng nảy, tức tối, bực bội quá mức trong kỳ kinh là do nội tiết tố không ổn định, kinh nguyệt bị rối loạn.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đừng chủ quan khi bị rối loạn kinh nguyệt vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản và chức năng sinh lý của người phụ nữ như:

  • Gây thiếu máu: Số ngày kinh kéo dài và lượng máu kinh mất đi nhiều trong một chu kỳ nguyệt san là dấu hiệu thường gặp của rối loạn kinh nguyệt. Nó khiến chị em bị mất đi một lượng máu lớn dẫn đến hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, hạ đường huyết,…
  • Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt có thể là do nữ giới đang mắc một bệnh lý phụ khoa nào đó như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, ung thư buống trứng,… Các bệnh này nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn ác tính với những biến chứng vô cùng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của người phụ nữ.
  • Tiềm ẩn nguy cơ vô sinh: Những chị em có kinh nguyệt rối loạn thường rất khó thụ thai thành công vì không thể dự đoán được ngày rụng trứng. Kinh nguyệt không được điều hòa trở lại, nhất là kinh nguyệt rối loạn do mắc bệnh phụ khoa sẽ có thể dẫn đến trường hợp xấu nhất là vô sinh nữ.
  • Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”: Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt thường lo lắng, muộn phiền, chán ăn và thậm chí là không muốn làm “chuyện ấy”. Vì khi quan hệ tình dục thường dễ bị đau rát âm đạo, đau bụng dưới và không đạt được khoái cảm,…

Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra quá 3 – 6 chu kỳ kinh vẫn không bình thường trở lại hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng như đau bụng dưới, đau khi quan hệ, chảy máu khi quan hệ, cơ thể sốt cao hoặc ớn lạnh, tiểu buốt, tiểu rắt,… thì chị em nên đi khám sớm. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt

Bên cạnh đó, nữ giới cũng lưu ý chăm sóc sức khỏe tại nhà thật tốt để loại bỏ những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến chu kỳ kinh:

  • Thứ nhất, xây dựng chế độ ăn uống khoa học bao gồm: ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, uống đủ nước và tránh xa các thức ăn cay nóng, đồ uống có gas, cồn.
  • Thứ hai, tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,… và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức để duy trì thể trạng tốt.
  • Thứ ba, chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh những bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Thứ tư, khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể, từ đó điều trị bệnh sớm và hạn chế những biến chứng tiêu cực của bệnh.
Bài viết liên quan
  • Chậm kinh nguyệt – Dấu hiệu và cách chữa
  • Kinh nguyệt không đều – Biểu hiện và cách chữa
  • Đau bụng kinh – cách chữa đau bụng kinh
5 / 5 ( 29 bình chọn )
ShareTweet

Category: Bệnh của mẹ

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới

Oral sex là gì

Oral sex là gì? Có nên hay không thực hiện?

Thượng mã phong là gì

Thượng mã phong là gì? Dấu hiệu? Cách phòng tránh?

Giải mã câu hỏi: Nam giới có nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ không?

Cách chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp hồng hào cho “cô bé”

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương – Đồng hành cùng “cô bé” trên mọi chặng đường

Bài viết hay nhất

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ I’m Nature – Sự lựa chọn tuyệt vời cho “cô bé”
  • Giải mã thú vị về dung dịch vệ sinh phụ nữ Linh Hương
  • Tem ngậm Vinix xóa tan nỗi lo yếu sinh lý ở nam giới
  • Thuốc Viên sủi Xtrazex có tốt không? Cách dùng, Giá, mua ở đâu?
  • Bật mí những thông tin hấp dẫn về dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd

Chuyên mục

  • Bài thuốc hay
  • Bệnh của con
  • Bệnh của mẹ
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh xã hội
  • Blog Tâm sự
  • Chăm sóc gia đình
  • Chăm Sóc Sức Khỏe
  • Chuyện thầm kín
  • Đời sống tinh thần phái mạnh
  • Góc Thảo Luận
  • Phòng Khám Nam Khoa
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe tổng hợp

Footer

Về chúng tôi

Trang web “Giới tính tuổi Teen” là trang thông tin và kiến thức Sức khoẻ Sinh sản (SKSS) cho vị thành niên/ thanh niên (VTN/TN) thuộc dự án Mô hình Chăm sóc SKSS VTN/TN do Dự án Dân số Sức khoẻ và Gia đình (thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) là chủ đầu tư, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) là cơ quan tài trợ và trung tâm Chăm sóc SKSS VTN/TN TW (Ngôi nhà Tuổi trẻ) là đơn vị thực hiện.
>>Xem thêm

Thẻ

bao quy đầu là gì (1) Bài thuốc rau mồng tơi giúp điều trị yếu sinh lý ở nam (1) bệnh nam giới (1) co nen cat bao quy dau khong (1) cắt bao quy đầu (8) hẹp bao quy đầu (3) kham nam khoa (4) khám nam khoa ở tphcm (1) kinh nghiệm khám nam khoa ở bệnh viện (1) lưu ý sau khi cắt bao quy đầu (1) phong khám nam khoa (6) phòng khám nam khoa uy tín (1) phòng khám nam khoa ở tphcm (2) phòng khám nam khoa ở đâu (1) số lần xuất tinh (1) thu dam (1) tiểu đường (1) tuổi tác (1) tình dục (1) vô sinh (2) xuat tinh (1) xuat tinh som (2) yeu sinh ly (2)

Phản hồi gần đây

  • Hat trong Nguyên nhân việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, các dạng ra máu và cách xử trí ra sao?

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in