Tuy rò hậu môn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ không thể khỏi được nếu như người bệnh không điều trị. Nó ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh rò hậu môn trong bài viết sau dưới đây.
Rò hậu môn là gì
Rò hậu môn là bệnh mạch lương bắt gặp ở nhiều đối tượng, nhưng theo thống kê tỉ lệ ở độ tuổi 30-50 tuổi là mắc nhiều nhất. Rò hậu môn gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Các u nhú ở khe hậu môn nếu không được điều trị sẽ gây nên bệnh rò hậu môn, với các biểu hiện viêm có mủ ở các tuyến hậu môn, sau đó lan ra các vùng ở cạnh hậu môn.
Rò hậu môn có nhiều dạng như: rò không hoàn toàn, rò hoàn toàn, rò phức tạp,.. Những lỗ rò hậu môn này có thể gây chảy máu, khi đó phân đi ra ngoài theo đường rò, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Nguyên nhân dẫn đến rò hậu môn
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rò hậu môn, cụ thể là các nguyên nhân chính sau:
Viêm nhiễm hậu môn
Hậu môn vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục qua hậu môn,.. là nguyên nhân làm cho hậu môn bị ôi nhiễm. Khi hiện tượng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tổn thương đến niêm mạc hậu môn và xuất hiện mủ.
Các chất thải khi ra ngoài sẽ bám vào các vùng bị viêm nhiễm, lúc này sẽ hình thành các đường rò hậu môn.
Áp lực hậu môn, trực tràng
Do táo bón thường xuyên, mang các vật nặng, thể dục thể thao quá sức,… sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn, lâu ngày dẫn đến các vết nứt, rò rỉ.
Bên cạnh đó, khi trực tràng có áp lực, sẽ làm cho phân và các chất dịch bị đẩy vào các vết rò. Khi có các tác động mạnh, các lỗ rò sẽ tiết ra thành các đường rò ở ngoài hậu môn.
Apxe hậu môn
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn lâu ngày và có xuất hiện các khối mủ. Khi bị vỡ, các khối mủ sẽ làm viêm nhiễm, lan rộng thành các đường rò hậu môn.
Do mắc một số bệnh lý
Các bệnh lý có thể kể đến như bệnh lao, dị vật hậu môn, ung thư hậu môn,… có ảnh hưởng trực tiếp đến các đường rò hậu môn.
Bên cạnh đó, sau khi thực hiện một số phẫu thuật tuyến tiền liệt, chấn thương hậu môn,.. cũng góp phần tạo ra bệnh rò hậu môn.
Do khả năng miễn dịch kém
Cơ thể miễn dịch kém sẽ không đủ sức để ngăn cản, chống lại các tác nhân bên ngoài tấn công cơ thể.
Nếu như hậu môn bị tổn thương thì rất khó lành, khó bình phục, lâu ngày sẽ dẫn đến rò hậu môn.
Triệu chứng của bệnh rò hậu môn
Khi mắc bệnh rò hậu môn, người bệnh sẽ có một số triệu chứng sau:
Người bệnh sẽ thấy căng tức và đau hậu môn: triệu chứng này làm cho người bệnh thấy khó chịu, không thể đi nhanh, đứng lâu được. Một số trường hợp bệnh nhân còn bị sốt. Để xác định được bệnh, bạn cần đi khám trực tràng.
Hình thành của các apxe hậu môn: Bệnh nhân sẽ thấy hậu môn căng tức và đau hơn, kèm theo đó là dấu hiệu sốt cao ở cơ thể. Đây là hiện tượng apxe hậu môn được hình thành nhưng chưa vỡ. Nếu là apxe hậu môn thì sẽ thấy hiện tượng căng , phồng, tức ở hậu môn. Khi các lỗ apxe vỡ ra sẽ dẫn đến bệnh rò hậu môn.
Xuất hiện tình trạng chảy mủ: Biểu hiện này xuất hiện từng đợt và không thường xuyên, một thời gian sau thì các chất dịch này khô lại và tiếp tục đợt mới. Do đó bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, không đi thăm khám. Chỉ đến khi mủ chảy nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống nghiêm trọng thì người bệnh mới đến viện để thăm khám.
Tác hại của rò hậu môn đến người bệnh
Rò hậu môn nếu không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, tâm lý và các hoạt động thường ngày, cụ thể:
- Rò hậu môn ảnh hưởng đến cuộc sống
- Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
- Rò hậu môn do nguyên nhân đường ruột thì sẽ làm cho người bệnh đau bụng, chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,..
- Rò hậu môn không được chữa trị sẽ chảy mủ, gây nhiễm trùng
- Khi các lỗ rò hình thành sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, phát triển khi tình trạng rò nặng hơn.
- Rò hậu môn không được chữa trị sẽ tái phát lại, sẽ lây sang các cơ quan khác. Hơn nữa các lỗ rò ngày càng nhiều hơn, hình thành đường rò đa phát. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến sự co dãn của hậu môn, làm cho việc đi đại tiện khó khăn, người bệnh sẽ khó chịu, lo lắng,…
Cách chữa trị bệnh rò hậu môn
Hiện nay, để điều trị rò hậu môn, người ta sử dụng các phương pháp phẫu thuật để chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Tùy thuộc vào tình trạng hoàn cảnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị phù hợp.
Chữa rò hậu môn có apxe cạnh
Bác sĩ sẽ rạch mủ ở ổ apxe, nạo hút sạch các đường rò. Kèm theo là các loại thuốc kháng sinh đặc trị như Ciprofloxacine,…
Ở trường hợp này có khoảng 50% bệnh nhân sẽ khỏi hẳn bệnh, 50% bệnh nhân vẫn còn hiện tượng chảy mủ dai dẳng, sưng rồi lại lành lại. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thoát lưu mủ không tốt hoặc sau khi mổ không được chăm sóc kĩ,…
Chữa rò hậu môn bằng lỗ rò đơn thuần
Tiến hành phẫu thuật mổ các rò hậu môn, nhưng cần tiến hành theo nguyên tắc của phương pháp
Phải tìm thấy các lỗ rò trong, lấy hết các xơ, phá bỏ các ngóc ngách xung quanh sạch sẽ
Tuyệt đối không được làm tổn thương cơ thắt hậu môn vì nó sẽ gây nên tình trạng đi đại tiện không tự làm chủ.
Cuối cùng là chọn phương pháp rò hậu môn phù hợp, phụ thuộc vào vị trí của đường rò.
Chữa rò hậu môn bằng cách thông vào trực tràng
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ chữa bệnh rò hậu môn bằng cách cắt mở đường rò với thắt đường rò bằng dây thun. Việc làm này tránh được việc cắt bỏ đường rò thường xuyên, sẽ không dẫn đến việc đi vệ sinh không tự chủ.
Trong quá trình chữa bệnh rò hậu môn, người bệnh cần chú ý:
- Không ăn đồ cay nóng
- Không sử dụng các chất kích thích
- Bổ sung các vitamin cho cơ thể
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
[Xem thêm] Bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một trong các bệnh thường gặp ở bộ phận hậu môn-trực tràng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng người mắc bệnh nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý liên quan khác. Vậy thì nứt kẽ hậu môn là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ là chia sẻ của các bác sĩ phòng khám Đa Khoa Hưng Thịnh về vấn đề trên.
Nứt kẽ hậu môn là gì
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vùng da ở ống hậu môn xuất hiện hiện tượng viêm loét, làm cho vùng nhăn ở hậu môn nứt ra, khi đó người bệnh sẽ bị đau, rát. Nứt kẽ hậu môn thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, đặc biệt là những người trung tuổi. Nếu như bệnh không được chữa trị sớm thì sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh apxe hậu môn hoặc rò hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn, cũng có thể nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn là do các thói quen hàng ngày không tốt của bạn, cũng có thể do sức khỏe của mỗi người,… Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn là:
Do nhiễm trùng: Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến nứt kẽ hậu môn, tình trạng nhiễm trùng có thể gây nên bệnh viêm hậu môn cấp tính và mãn tính,..
Do thói quen đại tiện không tốt: Ngồi lâu trong nhà vệ sinh sẽ làm cho máu dồn ứ ở trực tràng. Khi đại tiện dùng quá nhiều sức rặn, rặn quá nhiều sẽ làm cho máu ứ đọng, bên cạnh đó, vùng hậu môn lại chịu nhiều tác động mạnh,… đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
Do táo bón: Theo các thống kê, nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn do táo bón chiếm tới 25%, có thể nói, do tâm lý người bệnh sợ đi đại tiện, lâu dần gây táo bón và dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn,…
Do các vết thương ngoài: Khi phân quá khô hoặc có dị vật làm vùng da vùng hậu môn bị tổn thương cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn.
Do cơ thắt cơ vòng: Do ống hậu môn bị tổn thương, hoặc hiện tượng viêm cơ vòng làm cho vùng da hậu môn căng da dễ bị tổn thương và xuất hiện tình trạng nứt kẽ.
Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn được chia làm 2 giai đoạn, mỗi 1 giai đoạn lại có các biểu hiện khác nhau:
Nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn cấp tính
Triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh đó là người bệnh sẽ thấy đau khi đi đại tiện, đau rất nhiều khi phân đi qua hậu môn, phân khô
Ngày càng đau, bệnh nhân thấy tình trạng đau kéo dài, nhiều khi người mắc bệnh còn mắc chứng sợ ăn, tại vì ăn nhiều thì sẽ đi vệ sinh nhiều.
Đầu tiên người bệnh sẽ thấy đau khi đi đại tiện, sau khi phân ra ngoài thì bệnh nhân sẽ không thấy đau nữa. sau một lúc thì bạn lại thấy thêm cơn đau tại hậu môn, lần đau này sẽ đau hơn và lâu hơn, rồi tự hết.
Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thấy đau, ngoài ra không còn các triệu chứng nào khác.
Nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn mãn tính
Khi bệnh nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn cấp tính không được chữa trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này các cơn đau của bạn sẽ được giảm xuống, tần suất xuất hiện các cơn đau cũng giảm, thay vào đó là xuất hiện tình trạng trương cơ.
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thấy đi đại tiện có máu, máu dính trên giấy vệ sinh hoặc trên phân.
Ảnh hưởng của nứt kẽ hậu môn
Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có những ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Dẫn đến tình trạng thiếu máu: Khi bệnh đến giai đoạn mãn tính, đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ mất máu khi đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể.
Hậu môn bị viêm nhiễm: Các vết nứt hậu môn chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập và tấn công. Khi đó tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.
Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nứt kẽ hậu môn, hậu môn là nơi tập trung rất nhiều mạch máu, do đó thông qua các tổn thương các vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu gây nên tình trạng nhiễm trùng.
Hoại tử và ung thư trực tràng: Nứt kẽ hậu môn và các viêm nhiễm trong thời gian dài sẽ làm cho các tế bào bị hoại tử, nếu như chúng bị kích thích quá nhiều sẽ dẫn đến hình thành các khối u ở hậu môn.
Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn
Các bác sĩ cho biết, nứt kẽ hậu môn có nhiều cách chữa trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Phương pháp nội khoa: Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi chữa bệnh nứt kẽ hậu môn, trong thuốc có chứa thành phần Nitroglycerine, thuốc tiêm độc tố Botulium,.. có tác dụng làm co dãn cơ thắt.
Phương pháp ngoại khoa: Những trường hợp nứt kẽ hậu môn đã ở giai đoạn nặng, người bệnh nên sử dụng phương pháp ngoại khoa. Hiện nay có phương pháp HCPT được sử dụng chữa bệnh nứt kẽ hậu môn rất an toàn, hiệu quả. Phương pháp này không sử dụng đến giao kéo mà thay vào đó sử dụng điện cao tần làm động mạch máu, chữa lành các vết thương. Với lại không ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận, thời gian điều trị ngắn, an toàn, hiệu quả, không đau, khả năng tái phát thấp,…
Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà: Người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, ngâm rửa hậu môn với nước ấm, bổ sung các chất xơ, không nên mặc quần áo quá chật.
Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về sử dụng, để hạn chế các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Cách phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các chất này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bọ rối loạn, từ đó táo bón xuất hiện, hình thành các vết nứt hậu môn.
Bổ sung các chất vitamin tốt cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ
Ăn nhiều các thực phẩm nhuận tràng
Uống đủ nước mỗi ngày, để cơ thể không bị mất nước
Tập thói quen đi đại tiện đúng cách
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Hạn chế ngồi lâu một chỗ,..
Xem thêm Bệnh nứt kẽ hậu môn