Bệnh viêm xoang – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh viêm xoang là gì – Nguyên nhân viêm xoang, triệu chứng và dấu hiệu viêm xoang và cách chữa viêm xoang bằng thuốc hay chữa viêm xoang đông y.

Bệnh viêm xoang là gì

Viêm xoang là một bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng với số lượng người mắc bệnh gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Viêm xoang gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa kịp thời.

Bệnh viêm xoang là bệnh xảy ra do hiện tượng viêm các xoang cạnh mũi, đa số các trường hợp là do nhiễm trùng.

Viêm xoang là gì
Viêm xoang là gì

Bệnh viêm xoang là bệnh xảy ra do hiện tượng viêm các xoang cạnh mũi, đa số các trường hợp là do nhiễm trùng.

Viêm xoang được chia làm 2 loại

Viêm xoang cấp tính

  • Viêm xoang cấp tính là  tình trạng viêm mạc các xoang cạnh mũi, xuất hiện lâu dài và kéo dài trong khoảng thời gian không quá 8 tuần. Các xoang bị viêm, sưng nề gây cản trở thoát nước, tạo chất nhầy.
  • Viêm xoang cấp tính có thể không tái phát lại nếu được chăm sóc tốt. Trong trường hợp không tích cực điều trị sớm, viêm xoang cấp tính có thể tiến triển nặng hơn, tái đi tái lại dẫn đến bệnh viêm xoang mãn tính, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng như khó khăn về việc chăm sóc, điều trị,..

Viêm xoang mãn tính

  • Viêm xoang mãn tính là tình trạng hốc trong xoang bị viêm nhiễm , sưng tấy, điều này gây ảnh hưởng tới việc đẩy nước ra ngoài, dẫn đến hình thành các chất dịch nhầy, các dịch nhầy không thoát ra được, tích tụ sẽ gây ra tình trạng nghẹt thở
  • Viêm xoang mãn tính nếu tình trạng này kéo dài trên 8 tuần và có các biểu hiện không được điều trị kịp thời, thì sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây viêm xoang

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, nhưng phổ biến nhất là các nguyên nhân dưới đây:

  • Do ảnh hưởng môi trường xấu: Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng khí, khiến các chất dịch không thoát kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn, làm cho môi trường vi khuẩn phát triển trong các xoang.
  • Do rối loạn chức năng tuyến nhầy trong mũi: Chức năng tuyến nhầy mũi cũng là tác nhân gây bệnh viêm xoang. Bởi khi tuyến nhầy bị rối loạn khả năng hoạt động, chức năng cản trở bụi bẩn, vi khuẩn vào khoang nên kém đi. Vì thế, vi khuẩn có thể tấn công lớp màng nhầy vào trong khoang, gây viêm.
  • Do sức đề kháng kém: Viêm xoang là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn thần kinh thực vật, suy yếu niêm mạc hô hấp, do đó, cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Do cơ địa dị ứng: Một số bệnh nhân bị viêm xoang do cơ địa yếu nên rất dễ dị ứng khi tiếp xúc với các hóa chất, phấn hoa. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng phù nề niêm mạc, lỗ thông xoang bị tắc nghẽn và gây nhiễm trùng.

Triệu chứng bệnh viêm xoang

Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường được thể hiện một các rõ ràng. Sau đây là một số triệu chứng bệnh viêm xoang thường gặp:

  • Đau nhức: Hầu hết những ai mắc bệnh viêm xoang đều gặp phải triệu chứng này. Mỗi loại viêm xoang sẽ có những biểu hiện đau nhức ở vị trí khác nhau. Ví dụ, người bị viêm xoang sẽ thấy đau nhức ở vùng má.
  • Đối với trường hợp đau xoang tán, người bệnh sẽ bị đau nhức ở vùng 2 lông mày. Biểu hiện rõ nhất là cơn đau xảy ra một một khung giờ nhất định.
Dấu hiệu viêm xoang
Dấu hiệu viêm xoang
  • Chảy dịch nước: Tùy thuộc vào vị trí viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra ngoài hay chảy ngược vào vòm họng. Dịch nhầy sẽ chảy vào họng khi bạn bị viêm xoang sau, và chảy ra phía mũi bị viêm xoang trước
  • Dịch nhầy thường vướng mắc ở cổ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Dựa vào mức độ nặng hay nhẹ mà dịch nhầy chảy ra khác nhau.
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi là triệu chứng không thể tránh khỏi của người bị viêm xoang. Đây được gọi là triệu chứng vay mượn của mũi. Lỗ thông xoang bị tắc nên dẫn đến hiện tượng không khí thở ra, hít vào khó khăn. Người bệnh có thể bị nghẹt 1 bên, cũng có thể bị nghẹt cả 2.
  • Điếc mũi: Đây là tình trạng viêm xoang của bạn đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, lớp viêm mạc mũi bị phù nề nặng gay ảnh hưởng đến dây thần kinh khứu giác. Vì thế, bạn sẽ không ngửi thấy gì mặc dù chúng ở rất gần.

Tác hại của  bệnh viêm xoang:

  • Viêm họng mãn tính: Khi bị viêm xoang mãn tính, mủ sẽ liên tục chảy xuống cổ họng khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, đau họng,….
  • Biến chứng ở mắt: mắt là bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh nhất, rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng tại mắt như:
  • Viêm mô liên kết quanh hốc mắt: Đây là tình trạng thường gặp ở người viêm xoang cấp tính. Các biểu hiện như người bệnh cảm thấy mắt bị đau nhức dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu
  • Viêm dây thần kinh thị giác: Viêm xoang gây ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh, làm cho tầm nhìn bị hạn chế.
  • Viêm phế quản mãn tính: viêm phế quản mãn tính là biến chứng của viêm xoang sàng và xoang hàm. Người bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu nào về đau đầu hay nghẹt mũi. Nhưng người bệnh lại lại có biểu hiện ho khan hay ho có đờm kèm theo sốt nhẹ, ăn không ngon,…
  • Viêm màng não: Bệnh này có thể tự phát hoặc xuất hiện sau khi phẫu thuật.
  • Biến chứng đau nhức xương: Người bệnh đau nhức ở xương do hiện tượng tắc mạch máu não ở xương.
  • Đau nhức ở tai:  Mũi, tai, miệng thường thông với nhau. Vì thế khi bị viêm xoang mãn tính, dịch mủ sẽ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng và đọng lại trên vòi tai,.. Nếu tình trạng này không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng tồi tệ hơn như điếc, thủng màng nhĩ,…

Cách chữa trị bệnh viêm xoang

Chữa viêm xoang bằng các loại thuốc

  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc tây không chỉ dễ sử dụng mà còn là biện pháp điều trị viêm xoang nhanh chóng, khắc phục bệnh trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc sau đây sẽ giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng
  • Thuốc kháng sinh: hầu hết các trường hợp bị viêm xoang cấp tính do nhiễm virus thường không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên để chắc chắn bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như các biến chứng, bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh một số loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như: Amoxicillin, Penicillin, trimethoprin,….
Cách chữa viêm xoang
Cách chữa viêm xoang
  • Nước muối xịt mũi: Bạn sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày, giúp làm loãng dịch mũi. Không chỉ thế, nước muối giúp làm sạch mũi, loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy,…
  • Thuốc chống viêm có chứa Corticosteroids: Một số loại thuốc xịt mũi làm ngăn ngừa và điều trị viêm như: budesonide, mometasone,… Tuy nhiên người bệnh dùng trong thời gian ngắn, hạn chế dùng lâu dài, vì nó có tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc co mạch: Đây là các loại thuốc có sẵn, không kê đơn,… Các loại thuốc này chỉ nên sử dụng vài ngày với bệnh nhân bị ngạt mũi. Không sử dụng dài ngày, bởi dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
  • Chữa viêm xoang bằng cách phẫu thuật: Bệnh viêm xoang cấp tính không phải phẫu thuật, tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra một số biến chứng phức tạp, người bệnh cần chữa viêm xoang bằng cách phẫu thuật, tránh bệnh tiến triển nhanh
  • Bên cạnh đó, một số tình trạng viêm xoang do dị tật bẩm sinh ở xoang, bệnh nhân cần can thiệp của phẫu thuật để chấm dứt hoàn toàn hiện tượng viêm xoang.
  • Có 2 loại phẫu thuật chính là mổ hở và nội soi. Hiện nay, các bác sĩ đều áp dụng phương pháp phẫu thuật với kỹ thuật nội soi, giúp lấy đi các vật gây tắc nghẽn lỗ thông xoang. Phương pháp này giúp tăng khả năng phục hồi cho người bệnh trong thời gian ngắn.

Chữa viêm xoang bằng đông y

  • Bài thuốc kim ngân hoa: Đây là bài thuốc chữa viêm xoang được chiết khấu từ các loại cây cỏ tự nhiên, hỗ trợ phục hồi nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang gây ra, bên cạnh đó, thuốc còn giảm nhanh các chứng mưng mủ gây đau đầu, giúp mát gan giải độc.
  • Thuốc bao gồm các thành phần như: ké đầu ngựa, kim ngân hoa, hạ khô thảo, mạch môn đông,…
  • Cách dùng: Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc và chia làm 2-3 lần uống trong ngày, giúp điều trị viêm xoang khá hiệu quả.
  • Bài thuốc hoàng kỳ đơn: Nếu bạn bị viêm xoang dị ứng thì bài thuốc này là sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.
  • Thuốc bao gồm: hà thủ ô, xuyên khung, ké đầu ngựa, hoàng kỳ, bạch thược,…
  • Cách dùng: Mỗi ngày bạn sắc 1 thang và chia đều ra uống trong các ngày vfao buổi sang, trưa, tối.

Cách phòng viêm xoang

  • Khi đi ra ngoài đường bụi bặm nên đeo khẩu trang, nên sử dụng khẩu trang y tế
  • Khi bị tắc mũi, nghẹt mũi, không nên dùng các loại tinh dầu quế, hồi để làm cao xoa cho trẻ vì như thế sẽ gây kích thích xung huyết, cản trở việc hô hấp của trẻ.
  • Đối với người hãy mẫn cảm cần tránh xa các dị nguyên gây dị ứng
  • Khi đi tắm hoặc đi bơi, nếu nước có vào tai hoặc mũi thì cần biết cách cho nước ra ngoài
  • Không dùng chung vật dụng đối với những người bị viêm xoang
  • Khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm xoang, càn đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

<!–

–>