Tìm hiểu bệnh vảy nến là gì – Nguyên nhân, triệu chứng bệnh vảy nến và cách chữa vảy nến hiệu quả. Bệnh vảy nến có lây không, người bị bệnh vẩy nến kiêng gì. Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính với những ảnh hưởng tiêu cực tới cả thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
Bệnh vảy nến là gì
Vảy nến là 1 trong 4 bệnh da liễu nguy hiểm.Bệnh vẩy nến là tình trạng tự miễn dịch mãn tính, nhanh chóng gây ra sự tích tụ của các tế bào ở da. Vẩy nến điển hình có màu trắng bạc, phát triển trong các mảng da dày màu đỏ. Thi thoảng thì phần da này sẽ bị nứt nẻ và chảy máu.

Vảy nến là bệnh về da mãn tính nhưng xuất hiện và sau đó tự mất hết. Tế bào da tái tạo quá nhanh và tích tụ, tạo thành những cái vảy óng ánh trên da. Bệnh cũng có thể ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có thể ở mức độ nặng.
Sự xuất hiện của bệnh có thể là do những vết thương nhỏ, khi bạn bị nhiễm trùng, bị stress, hay bạn mắc phải những bệnh tự miễn khác. Và đôi khi thì bệnh vẩy nến xuất hiện với những lý do không rõ ràng.
Những đối tượng dễ mắc bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng những người có đặc điểm sau thì dễ mắc bệnh hơn:
- Căng thẳng quá độ: đây là lý do kích hoạt bệnh vẩy nến. Nếu như bạn giảm được sự căng thẳng thì nguy cơ mắc bệnh vẩy nến của bạn cũng sẽ giảm.
- Sử dụng nhiều rượu: Rượu có khả năng bùng phát bệnh. Giảm lượng tiêu thụ rượu thì bạn không chỉ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch mà còn giảm khả năng bị bệnh.
- Gặp chấn thương: Một vết xước nhỏ, một mũi tiêm vắc xin,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến vì chúng có tác động đến hệ miễn dịch.
- Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc là nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến như thuốc chống sốt rét, thuốc trị huyết áp cao, thuốc chữa nhiễm trùng,….
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến
Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến ngày càng nhiều, vậy thì nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến là gì?
- Do yếu tố di truyền: Khi nhắc đến nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến, ta không thể bỏ qua yếu tố di truyền. Hiện nay có khoảng 40% bố mẹ bị vẩy nến lây sang con của mình.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Đáng lẽ một số tế bào có chức năng ngăn chặn các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus thì ngược lại, chúng lại tác động vào biểu bì da, làm cho các tế bào này chết đi, dẫn đến người bệnh có nguy cơ bị bệnh vẩy nến.
- Nhiễm khuẩn: Không vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn, dẫn đến bệnh vẩy nến. Hơn nữa da là nơi rất nhạy cảm, nếu như sử dụng chất tẩy rửa mạnh sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Môi trường sống bị ôi nhiễm: Môi trường sống bụi bẩn, ôi nhiễm không khí, thức ăn,… không những làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mà còn là một trong các nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến.
- Ánh sáng mặt trời: Tùy vào từng trường hợp mà ánh sáng có lợi cho cơ thể, tốt cho da, nhưng nếu ánh sáng chứa nhiều tia tử ngoại thì lại làm tổn thương đến da. Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, thì không chỉ phát sinh bệnh vẩy nến mà còn làm ung thư da, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ.
- Chấn thương thượng bì: Đối với các vùng da đã bị tổn thương nếu đã không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, trong đó có thể có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến.
- Dùng thuốc không đúng cách: Người bệnh phần lớn có thói quen dùng thuốc theo cảm tính hoặc dùng theo bài thuốc dân gian mà bỏ qua sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Bệnh nhân dùng thuốc không đúng cách gây nên hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.
Triệu chứng bệnh vẩy nến
Biểu hiện của bệnh vẩy nến khác nhau trên mỗi cơ thể người bệnh, không những thế nó còn phụ thuộc vào từng loại bệnh, các biểu hiện điển hình như:
- Xuất hiện các mảng da bị đỏ, bị viêm
- Có vảy màu trắng bạc

- Da khô, nứt nẻ và dễ chảy máu
- Xung quanh các vùng da bị viêm thì sẽ đau
- Vùng da có vẩy sẽ ngứa rát
- Đau, sưng các khớp
- Móng tay rất nhanh dài.
Bệnh vẩy nến có lây không
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh vẩy nến không lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc thân thể, hay do lây qua con đường tình dục. Bởi nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh vẩy nến là do các yếu tố từ môi trường, di truyền và hệ thống miễn dịch chứ không phải do lối sống, ăn uống, hay vệ sinh kém,…
Cách điều trị bệnh vảy nến
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị dùng cho bệnh vẩy nến. Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bao gồm:
Cách chữa vảy nên bằng dùng thuốc
Theo tình trạng và mức độ của bệnh vẩy nến mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bệnh nhân vẩy nến thường được sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da dạng kem, gel hay dung dịch để giảm viêm và ngứa ngáy.
Nếu trường hợp nặng có thể kết hợp với các loại thuốc bôi chứa steroid. Trong một số trường hợp bị bệnh vẩy nến, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc điều trị toàn thân như thuốc ức chế các miễn dịch như Methotrexate, Isotretinoin, …. và các loại thuốc chống dị ứng khác nhằm giảm ngứa, thuốc kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn.
Cách chữa vảy nến bằng quang hóa trị liệu
Đây là phương pháp hiệu quả trị bệnh vẩy nến. Quang trị hóa sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen kết hợp với tia cực tím A( UVA) để làm tổn thương nhanh chóng, phục hồi các tổn thương,..
Quang hóa trị liệu là phương pháp an toàn, ít độc hại, hiệu quả thành công lên tới 95% sau mỗi đợt trị liệu. Thế nhưng phương pháp này vẫn gây ra một số tác dụng phụ như đỏ da, buồn nôn,ngứa da,… Vì thế bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của các bác sĩ.
Chữa bệnh vẩy nến bằng phương pháp dân gian
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa là dưỡng chất tự nhiên có chứa các axit béo, có tác dụng khôi phục và bổ sung độ ẩm cho da, cải thiện các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra. cách chữa bệnh vẩy nến bằng dầu dừa rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch vùng da bị vẩy nến rồi bôi dầu dừa lên vùng da bị vẩy nến mỗi ngày 3 lần. Cách làm này hiệu quả với cả bệnh vẩy nến toàn thân nữa.
- Chữa vẩy nến bằng lá lốt: Lá lốt không chỉ có tác dụng chữa các bệnh xương khớp, mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh ngoài da rất tốt. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thì các biểu hiện của bệnh thuyên giảm rõ rệt. Cách sử dụng đơn giản là bạn lấy lá lốt rửa sạch, vò nát, đun sôi với 1 lượng nước vừa đủ. Để nước nguội rồi ngâm rửa vùng da bị vẩy nến, lấy bã xát bên ngoài rồi rửa kỹ với nước sạch. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để giảm bệnh nhanh chóng.
- Chữa vẩy nến bằng lá trầu không: Đây là phương pháp mà nhiều người bị vẩy nến tin dùng. Trầu không có tính kháng viêm, sát khuẩn, và nhất là hạn chế chứng lây lan của bệnh, nhanh chóng hạn chế các biểu hiện khó chịu của bệnh.
- Để chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không chị em cần chuẩn bị 15 lá trầu không, 3 nắm rau răm, 15 lá hoa bèo dâu và một chút muối. Rửa sạch các loại lá trên rồi đun sôi với 3 lít nước cho đến khi các loại lá kia mềm.
- Chia hỗn hợp trên thành 2 phần, 1 phần để uống, 1 phần dành để rửa các vùng da bị vẩy nến, sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Người bệnh vảy nến cần kiêng gì
Thực phẩm không thể chữa khỏi bệnh vẩy nến, nhưng có một chế độ ăn uống hợp lý thì tình trạng bệnh sẽ được giảm. Cụ thể:
- Giảm cân
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Tránh xa các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, đường kinh nguyệt, các sản phẩm có chứa sữa,…
- Uống ít rượu
- Sử dụng các vitamin
- Giữ ổn định tâm trạng, tránh căng thẳng.
Cách phòng tránh bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu vẩy nến không được điều trị đúng cách thì sẽ làm cho da bị tổn thương nặng nề. Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh vẩy nến bằng cách:
- Giữ cơ thể sạch sẽ, tắm giặt, thay quần áo
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, căng thẳng,..
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, xi măng,…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng,..
- Áp dụng lối sống khoa học
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,..
- Thường xuyên uống nhiều nước.
Hình ảnh bệnh vảy nến thường gặp




<!–
–>