Bệnh trĩ nội – nguyên nhân và cách chữa trĩ nội hiệu quả

Bệnh trĩ nội là gì

Bệnh trĩ nội là do các tĩnh mạch vùng hâu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.

Trĩ nộiTrĩ nội
Trĩ nội

Bệnh trĩ nội ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay, bệnh trĩ nội không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, hơn nữa, triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội rất khó nhận biết.

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh trĩ nội:

Bị trĩ nội do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn dẫn đến việc đẩy phân ra ngoài khó khăn hơn.

Khi hậu môn, trực tràng bị kích thích do hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón,…dẫn đến bệnh trĩ nội.

Bị trĩ nội do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm, ít vẫn động,…

Bị trĩ nội do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại…

Do thói quen sinh hoạt không khoa học như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu, thức khuya nhiều,…

Do các thói quen khác: việc nhịn đi vệ sinh, lười vận động, tập chúng quá nhiều trong công việc, căng thẳng,…

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ngày càng tăng.

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn 1

Trong giai đoạn này, các dấu hiệu để nhận biết của bệnh trĩ nội là người bệnh thường bị đi ngoài ra máu. Tùy thuộc vào mức  độ của bệnh mà lượng máu sẽ nhiều hay ít khác nhau. Ban đầu, bệnh nhân chỉ có thể thấy máu trên giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn, máu có thể nhỏ giọt hoặc thành tia.

Khi đi kiểm tra sẽ thấy các tĩnh mạch ở phía trên đường lược có hiện tượng phình to. Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là bệnh có thể khỏi được.

Cấp độ bệnh trĩ nộiCấp độ bệnh trĩ nội
Cấp độ bệnh trĩ nội

Giai đoạn 2

Bệnh trị nội nếu không được chữa trị kịp thời ở giai đoạn 1 thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Lúc này, bệnh nhân vẫn có tình trạng đi ngoài ra máu, kèm theo đó sẽ thấy ở vùng hậu môn có một cục như cục thịt lòi ra ngoài (còn gọi là sa búi trĩ) nhưng sau đó nó lại tự co lên được.

Giai đoạn 3

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3, búi trĩ sẽ sa hẳn ra bên ngoài, kể cả khi không đi đại, phải dung tay ấn thì búi trĩ mới có thể tụt vào trong được.

Giai đoạn 4

Lúc này, bệnh trĩ nội dã chuyển sang giai đoạn nặng nhất. Trong giai đoạn này, búi trĩ sẽ sa hẳn ra bên ngoài, kể cả khi bệnh nhân không đi ttaij tiện, dung tay cũng không thể đẩy được búi trĩ vào bên trong.

Tình trạng sa búi trĩ khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau, ngứa ngáy khó chịu, dễ gây viêm nhiễm và có thể gây tình trạng thiếu máu cho bệnh nhân.

Cách chữa bệnh trĩ nội

Các phương pháp chữa bệnh trĩ nội tạm thời

Khi trĩ nội ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng rau diếp cá để ăn, uống hoặc đắp trực tiếp lên hậu môn.

Người bệnh có thể dung các loại thuốc mỡ, gel bôi, viên đặt hậu môn để làm giảm đau và giảm các triệu chứng.

Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn khi bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh càng để lâu càng gây ra nhiều biến chứng và khó điều trị.

Phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Hiện nay, hai phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi nhất là phương pháp HCPT và phương pháp PPH.

Phương pháp HCPT: Đây là phương pháp sử dụng song điện từ cao tần để cắt bỏ các búi trĩ viêm nhiễm, các vết thương nhanh hồi phục, búi trĩ được triệt tiêu hiệu quả.

Phương pháp PPH: Phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại máy kẹp, dồn các búi trĩ vào trong ống cắt của máy, giữ yên sau đó cắt một cách dứt khoát, nhanh chóng.

Cả hai phương pháp này đều có rất nhiều ưu điểm như:

Không dung dao, vết thương nhỏ, ít gây đau đớn cho người bệnh.

Phạm vi tổn thương ít nên hạn chế chảy máu, ít để lại sẹo.

Phương pháp rất an toàn, thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút.

Hồi phục nhanh chóng, khả năng tái phát thấp.

Bệnh trĩ nội nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe nguời bệnh. Đặc biệt, bệnh trĩ nội nếu biến chứng có thể gây nhiễm trùng máu, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng máu,…

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bài viết liên quan
  • Bệnh trĩ ngoại – cách chữa bệnh trĩ ngoại
  • Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá