Bệnh trĩ ngoại – triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ ngoại

Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại, nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại và phân biệt trĩ ngoại độ 1, trĩ ngoại độ 2, trĩ ngoại độ 3, trĩ ngoại độ 4. Bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường vì búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Nếu chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trĩ ngoại sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ ngoại là gì

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức và phình ra thành các búi trĩ ngoại. Trĩ ngoại có mặt bên ngoài hậu môn, bị phủ bởi một lớp da, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không dễ bị chảy máu. Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn so với bệnh trĩ nội vì búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Bệnh trĩ ngoại không được phân thành các cấp độ, nhưng kích thước búi trĩ càng lớn thì nguy cơ biến chứng càng tăng.

Bệnh trĩ ngoại là gì

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Đau rát ở vùng hậu môn, đặc biệt khi vận động mạnh. Búi trĩ sẽ lòi ra ngoài gây đau đớn. Khi bị viêm nhiễm, hậu môn sẽ xuất hiện lở loét và có mủ.
  • Máu chảy kèm theo khi đi đại tiện. Ban đầu, lượng máu ít nhưng càng về sau và khi bệnh nặng thì máu chảy càng nhiều, có thể thành tia hoặc giọt.

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

  • Búi trĩ nhỏ lòi ra ngoài hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Càng về sau, búi trĩ càng lớn và không tự tụt vào được.
  • Cảm giác ngứa và ẩm ướt ở vùng hậu môn, càng nghiêm trọng hơn sau khi hoạt động và đi đại tiện. Có thể thấy những nếp gấp ở hậu môn sưng to.

Bệnh trĩ ngoại qua từng giai đoạn

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại là cảm giác có vật lạ và đau ở hậu môn. Khi đi đại tiện có máu chảy kèm theo, đồng thời búi trĩ lòi ra gây đau, ngứa, và rát. Các triệu chứng được chia thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ mới lòi ra ở giai đoạn đầu. Người bệnh có cảm giác lộm cộm và khó chịu.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ kéo dài phát triển hơn ở ngoài hậu môn. Xuất hiện dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện và ngứa ở hậu môn.
  • Trĩ ngoại độ 3: Bệnh trĩ phát triển và trở nặng. Người bệnh có cảm giác đau và ngứa rát hậu môn, chảy máu nhiều hơn khi đi đại tiện. Búi trĩ đã sa ra ngoài và khó đút lại vào hậu môn.
  • Trĩ ngoại độ 4: Đây là cấp độ cuối cùng của bệnh trĩ. Người bệnh bắt đầu viêm nhiễm, gây cảm giác đau đớn và ẩm ướt.

Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ngoại, trong đó có một số nguyên nhân chính như:

  • Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại. Táo bón làm cho người bệnh ngồi lâu khi đi đại tiện, gây áp lực cho vùng hậu môn và trực tràng, kéo dài áp lực này sẽ hình thành các búi trĩ.
  • Thói quen ngồi lâu khi đi đại tiện để đọc báo, chơi game, xem phim,… sẽ tạo áp lực lên hậu môn, gây co giãn tĩnh mạch và dẫn đến sự xuất hiện của trĩ ngoại.
  • Trĩ ngoại xuất hiện nhiều hơn ở người có vận động mạnh như các vận động viên đua xe, cử tạ hoặc người lao động làm công việc nặng.
  • Đứng hoặc ngồi nhiều khiến hậu môn chịu áp lực lớn, máu không được lưu thông đều đặn, gây ra trĩ ngoại. Trường hợp này thường xảy ra ở nhân viên văn phòng.
  • Viêm nhiễm hậu môn là yếu tố thuận lợi để hình thành bệnh trĩ ngoại, vì hậu môn mất đi tính đàn hồi, các tĩnh mạch sẽ phồng to khi bị viêm nhiễm, tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành.

Tác hại của bệnh trĩ ngoại

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trĩ ngoại sẽ gây phiền toái trong sinh hoạt và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: Trĩ ngoại phát triển ở vị trí nhạy cảm, khiến bệnh nhân cảm thấy e ngại và xấu hổ. Bệnh càng để lâu càng đau đớn, khó chịu, gây áp lực và căng thẳng dần khiến người bệnh bị stress.
  • Ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục vì dị tật gây vướng víu và cản trở trong quá trình giao hợp.
  • Hoại tử búi trĩ ngoại: Búi trĩ bị tắc nghẽn do áp lực nén tĩnh mạch trong trực tràng sẽ làm máu không thể lưu thông bình thường và dẫn đến hoại tử búi trĩ. Nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến hình thành ổ áp xe hoặc rò hậu môn.
  • Nhiễm trùng máu và nhiễm độc cơ thể: Khi búi trĩ bị hoặc tử hoặc ổ áp xe xuất hiện, vi khuẩn có thể xuất hiện và giải phóng độc tố, dần dần những độc tố này dẫn đến nhiễm trùng máu.
  • Thiếu máu: Liên tục bị chảy máu khiến bệnh nhân mất máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Gây các bệnh hậu môn, trực tràng: Bệnh trĩ ngoại có thể dẫn đến các biến chứng như nứt hậu môn, rò hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng,…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa, phụ khoa: Hậu môn nằm gần cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, vi khuẩn có hại có thể di chuyển ngược sang cơ quan sinh dục gây viêm nhiễm và các bệnh khác.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau tùy theo mức độ của bệnh. Tuy nhiên, có hai phương pháp chữa trị thường được sử dụng nhiều nhất:

Chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng thuốc Đông y

  • Đối với bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu, việc sử dụng thuốc Đông y rất hiệu quả. Có thể sử dụng một số loại thảo dược như rau diếp cá, quả đu đủ, cây huyết dụ, lá cây bỏng và nhiều loại thảo dược quý khác để chữa trị hiệu quả bệnh trĩ ngoại. Phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại tại nhà này giúp giảm chi phí và an toàn.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật

  • Đối với các trường hợp trĩ ngoại độ 4, tức là giai đoạn cuối, người bệnh có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ ngoại. Có ba phương pháp phẫu thuật phổ biến được sử dụng là cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo và phương pháp HCPT. Để thực hiện các phương pháp này, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa và được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị trĩ ngoại này thường phức tạp và có thể gây phản tác dụng nếu không được theo dõi sát trong quá trình điều trị. Đồng thời, quá trình điều trị kéo dài và tốn kém.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại

Để tránh bị bệnh trĩ ngoại, chúng ta cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Nếu phải đứng hoặc ngồi lâu, hãy thay đổi tư thế sau mỗi nửa tiếng.
  • Hình thành thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Uống đủ nước hàng ngày và ăn nhiều trái cây, rau củ để cung cấp chất sơ cho hệ tiêu hóa.
  • Luyện tập thể thao mỗi ngày.

Bài viết được thực hiện dựa trên tài liệu có sẵn và giới thiệu công cụ chữa trị bệnh trĩ ngoại. Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, bạn có thể truy cập vào Giới Tính Tuổi Teen.

By gttt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *