Bài viết dưới đây sẽ nói về một căn bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng dễ mắc phải đấy chính là căn bệnh quai bị. Vậy bệnh quai bị là gì – Người bệnh có thể phát hiện bệnh quai bị dựa qua những triệu chứng bệnh quai bị cơ bản như: đau họng, đau góc hàm… Cách chữa trị sẽ được chúng tôi nói chi tiết ở bài dưới đây
Bệnh quai bị là gì
Bệnh quai bị gây ra do sự tấn công gây bệnh của siêu vi trùng Paramyxo Virus (PV). Người bệnh có thể phát hiện bệnh quai bị dựa qua những triệu chứng cơ bản như: đau họng, đau góc hàm, có thể dễ dàng nhìn thấy vùng má bị phình to, da ửng đỏ, không nóng. Cách chữa trị và phòng tránh bệnh 1 số hình ảnh bệnh quai bị thực tế….Trong danh sách các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, quai bị là một bệnh lý tương đối phổ biến mà không phải ai cũng hiểu đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh.

Triệu chứng bệnh quai bị thường gặp
Bệnh quai bị gây ra do sự tấn công gây bệnh của siêu vi trùng Paramyxo Virus (PV). Nhiều nghiên cứu chưa chính thức cho thấy, ngoài lây nhiễm qua tuyến nước bọt thì bệnh quai bị còn có thể lây qua đường phân và nước tiểu vì virus PV sống được trong nước tiểu khoảng 2 – 3 tuần. Người bệnh có thể phát hiện và chữa trị bệnh sớm thông qua các triệu chứng bệnh quai bị thường gặp sau:
- Thời kỳ ủ bệnh: Ngay khi tiếp xúc với mầm bệnh, virus bệnh quai bị sẽ thâm nhập vào cơ thể người và ủ bệnh khoảng từ 14 – 25 ngày. Do thời kỳ này không có triệu chứng nào cụ thể nên thường người bệnh không thể phát hiện mình đã nhiễm bệnh.
- Thời kỳ khởi phát: Các biểu hiện bệnh quai bị ở giai đoạn này tương đối rõ ràng, mạnh mẽ như sốt nhẹ, đau họng, đau góc hàm, tuyến mang tai to dần và đau nhức, toàn thân mỏi mệt, đau đầu, chán ăn, khô miệng,… Nhưng những dấu hiệu này cũng dễ bị bỏ qua vì giống với ốm sốt, viêm họng thông thường.
- Thời kỳ toàn phát: Tuyến mang tai sưng to và đau nhức một bên, sau đó lan qua bên còn lại. Bệnh nhận có thể dễ dàng nhìn thấy vùng má bị phình to, da ửng đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi. Đây cũng là giai đoạn dễ biến chứng nếu người bệnh không phát hiện, điều trị bệnh kịp thời và kiêng khem cần thiết.
- Thời kỳ hồi phục: Nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực thì sau khoảng 1 tuần, bệnh quai bị sẽ từ từ khỏi hẳn. Các triệu chứng đau họng, khó nuốt, tuyến mang tai sưng đau sẽ giảm dần và biến mất.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
Theo chia sẻ của các bác sĩ bệnh quai bị không hề lành tính mà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả nam và nữ là:
- Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn: Nam giới đang trong độ tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị thường có nguy cơ cao bị biến chứng viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn. Triệu chứng của bệnh là sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng, 1 hoặc 2 bên tinh hoàn sưng đau, da bìu nóng đỏ, cương đau dương vật. Cần phải được can thiệp điều trị kịp thời để tránh nguy cơ vô sinh nam sau này.

- Viêm buồng trứng: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 7% nữ giới bị viêm buồng trứng do biến chứng của bệnh quai bị. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy những cơ đau bụng kéo dài, đau từng cơn vùng hố chậu, sốt cao, âm đạo tiết dịch bất thường,…
- Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mắc bệnh quai bị thì rất dễ dẫn đến sẩy thai hoặc thai bị dị dạng. Còn nếu nhiễm virus quai bị vào 3 tháng cuối thai kỳ thì dễ bị sinh non hoặc thai chết lưu. Những biến chứng này vô cùng nguy hiểm nên khi thai phụ nghi ngờ đã mắc bệnh quai bị, hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
- Viêm màng não: Viêm màng não do virus bệnh quai bị gây ra không giống với viêm màng não do vi khuẩn thông thường. Các biểu hiện của bệnh chỉ là sốt nhẹ, đau đầu, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng nên dễ bị bỏ qua do giống với bệnh cảm cúm.
- Viêm tụy: Một biến chứng thường gặp nữa ở bệnh quai bị là viêm tụy nhưng không quá nghiêm trọng. Người bệnh sẽ có triệu chứng ăn không ngon, tiêu chảy, sốt nhẹ, đau vùng trung tâm bụng, da và lòng trắng mắt có dấu hiệu ngả vàng.
Bệnh quai bị có lây không
Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị được xác định là do virus tại đường hô hấp như hầu họng, khoang mũi,…. Chúng di chuyển âm chiếm tuyến nước bọt hai bên mang tai gây viêm sưng gọi là quai bị.
Vì nguyên nhân được xác định là do virus nên hoàn toàn có thể lây truyền qua tiếp xúc với tuyến nước bọt của người bệnh. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 4 tuần nên khi bệnh quai bị lây nhiễm mầm bệnh thì nguy cơ bùng phát luôn là chưa xảy ra, sau một thời gian ủ bệnh virus sinh sôi, phát triển tiếp tục gây bệnh quai bị cho người tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh quai bị chủ yếu lây qua 2 con đường là hô hấp và gián tiếp:
Lây truyền qua đường hô hấp: Đường thở tiếp xúc với nước bọt của người bị quai bị nguy cơ mắc bệnh quai bị sẽ rất cao, do virus xuất hiện chủ yếu trong nước bọt. Hắt xì hơi, hay ho cũng làm cho nước bọt văng ra môi trường xung quanh dễ khiến người xung quanh hít phải gây bệnh. Đặc biệt hôn nhau là con đường lây bệnh trực tiếp, có nguy cơ mắc quai bị cao nhất.
Tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung ly nước, ăn chung bát đũa tăng nguy cơ bị bệnh. Người bệnh chạm tay vào miệng, mũi sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang các vật dụng khác.
Cách điều trị bệnh quai bị không để lại sẹo
Với sự phát triển của y học như hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị khỏi bệnh quai bị. Do đó, chỉ có thể tập trung vào điều trị các triệu chứng của bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh để đẩy lùi sự lây nhiễm. Hãy lưu ý một số vấn đề chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh dưới đây để hạn chế các biến chứng của bệnh:
- Áp một miếng gạc ấm lên vùng tuyến bị sưng để giảm đau, nằm nghỉ ngơi suốt giai đoạn sốt đến khi nào những triệu chứng của bệnh khỏi hẳn.

- Uống nhiều nước lọc, ăn các loại thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và tránh xa những đồ ăn làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh giầy,…
- Không tắm nước lạnh, không ngâm mình quá lâu trong nước, cũng không ra gió khiến bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
- Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, nếu muốn miễn dịch chủ động với bệnh quai bị thì hãy đi tiêm vacxin phòng bệnh quai bị nhưng vacxin này chỉ hiệu quả nhất với trẻ nhỏ từ 12 – 15 tháng tuổi mà thôi. Nếu đã tiếp xúc với mầm bệnh thì có thể đi tiêm thuốc miễn dịch thụ động Globulin tại các cơ sở y tế uy tín.

Bệnh quai bị nên ăn gì
Món ăn từ rau xanh: Trong khi mắc bệnh, dường như hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm nặng nề, và dĩ nhiên hệ tiêu hóa cũng có vấn đề. Vì thế, lúc này người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trong rau xanh có chứa vitamin A rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Trong dân gian truyền nhau, loại khổ qua có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh quai bị. Vì thế trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân mắc bệnh quai bị nên có thành phần khổ qua.
Món ăn được chế biến từ đậu: Trong hàm lượng của đậu có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp tăng cường sức đề kháng. Nhiều nguời dùng đậu xanh hầm nhừ rồi ăn với đường, hoặc hầm đậu xanh với rau cải, để ăn nhiều lần trong ngày.
Những món ăn lỏng: Trong thời gian bị bệnh quai bị, vùng má bị sưng, khi ăn thức ăn cứng sẽ bị đau. Chính vì thế, khi mắc bệnh nên ăn các thức ăn lỏng thì mới không bị đau. Các món ăn lỏng như: cháo, súp, canh,…
Bổ sung nhiều hoa quả: Trong thời gian mắc quai bị, bệnh nhân cần ăn hoa quả để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng.
Các loại hoa quả có tính chất mát như: đu đủ, các loại dưa,… đặc biệt bệnh nhân không được ăn hoa quả có vị chua như cóc, xoài,….vì hàm lượng axit trong đó sẽ kích thích tuyến nước bọt ra nhiều hơn.
Uống nhiều nước: Trong thời gian mắc bệnh quai bị sẽ bị sốt, vì thế, người bệnh cần uống nhiều nước để giải nhiệt.
Ngoài nước lọc thì bệnh nhân có thể uống nước chanh, nước cam,… mặc dù chanh và cam cũng có độ chua nhưng bù lại hàm lượng vitamin C trong đó cực kỳ cao, giúp tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh quai bị.
<!–
–>