Bệnh chân tay miệng- triệu chứng, cách chữa, phòng tránh

Bệnh tay chân miệng có thể phát triển thành dịch lớn, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm vả lại nó diễn ra rất nhanh. Chính vì thế, sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp tỷ lệ tử vong rất cao.

Bệnh chân tay miệng là bệnh gì

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nên. Các virus này trú ngụ ở đường tiêu hóa, nguy cơ lây từ người này sang người khác do tiếp xúc thông thường.

Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, bởi vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, chưa đủ khả năng khống chế các loại virus gây bệnh.Thực tế thì trẻ lớn hơn 5 tuổi và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Mọi người có thể tiếp xúc với bệnh khi tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc các đồ chơi, vật dụng có chứa virus.

Bệnh tay chân miệng không nguy hại, chỉ cần điều trị bằng thuốc đặc trị sẽ tự khỏi. Nhưng nếu như các biến chứng mà không được điều trị thì con bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não, bại liệt, nặng hơn là tử vong.

Đối tượng có nguy cơ mắc tay chân miệng

Trẻ em dưới 5 tuổi là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bên cạnh đó bệnh xảy ra cũng ảnh hưởng đến trẻ lớn tuổi hơn và người lớn. Bệnh xảy ra thường vào màu hè và mùa thu. Nếu như bé nhà bạn phải tiếp xúc thường xuyên với các khu vực công cộng thì rất có khả năng mắc bệnh tay chân miệng.

Một số yếu tố khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn:

Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

Thường xuyên tiếp xúc với nơi công cộng

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng sẽ có các dấu hiệu sau đây:

Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu tình trạng sốt cao không thuyên giảm thì có lẽ đây là dấu hiệu của bệnh nặng.

Tổn thương ở da: Trên cơ thể bé sẽ xuất hiện các mụn nước, rát đỏ, đặc biệt là các bộ phận như họng, lòng bàn tay, quanh miệng, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…

Một số trẻ còn có các biểu hiện khác như đau miệng, bỏ ăn, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy,…

Khi thấy bé nhà mình có dấu hiệu bị bệnh, gia đình nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín, đặc biệt là các chuyên khoa để bé được chăm sóc theo dõi bệnh, tránh trường hợp bệnh phát triển nặng.

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng

Các triệu chứng của trẻ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng:

Quấy khóc thường xuyên: Bé thường xuyên quấy khóc, cứ khoảng 20 phút 1 lần, nhiều gia đình giải thích do nốt bé mọc quanh miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đây là do tình trạng nhiễm độc thần kinh xuất hiện ở trẻ.

Sốt cao không thấy giảm: Trẻ sốt trên 38 độ, kéo dài hơn 48 giờ, các biện pháp hạ sốt không có tác dụng.

Hay giật mình: Đây là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm độc thần kinh. Gia đình cần quan sát chú ý bé, kể cả khi bé đang chơi, xem tần suất giật mình có tăng lên theo thời gian hay không.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

  • Nếu như bệnh tay chân miệng ở trẻ được điều trị kịp thời thì sẽ xuất hiện các biến chứng:
  • Cơ thể mất nước: đây được coi là biến chứng phổ biến nhất
  • Viêm màng não: nếu như trẻ bị tay chân miệng mà không được chữa trị, virus xâm nhập lên màng hoặc dịch tủy não thì tỷ lệ mắc viêm màng não là rất cao.
Biến chứng bệnh chân tay miệng
Biến chứng bệnh chân tay miệng
  • Viêm não: Đây là tình trạng nghiêm trọng, có thể rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ, nặng sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên thì tình trạng viêm não rất hiếm gặp.
  • mất móng tay hoặc móng chân: Trường hợp ít, bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây nên biến chứng này. Tình trạng này xảy ra một vài tuần sau khi trẻ bị bệnh. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn được việc mất móng tay và móng chân có phải là do bệnh không. Tuy nhiên, trong một bản báo cáo, việc mất móng chân và móng tay chỉ tạm thời .

Cách chữa bệnh tay chân miệng tại nhà

Đối với bệnh tay chân miệng chưa có phương pháp đặc trị, cách chữa trị tại nhà đang là phương pháp hữu hiệu nhất. Gia đình hãy cho trẻ uống nhiều nước và giảm sốt thường xuyên để phòng tránh được tình trạng mất nước xảy ra. Thỉnh thoảng bạn nên cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng tránh lây lan. Đây là hỗn hợp của một số loại thuốc dạng lỏng. Các loại thuốc này giúp các vết loét ở miệng giảm sưng, giảm đau, từ đó bé có thể uống nước được.

Cách chữa bệnh chân tay miệng
Cách chữa bệnh chân tay miệng

Nếu như bé bị sốt thì bố mẹ vẫn có thể cho trẻ uống các thuốc hạ sốt thích hợp. Một số cách mà bố mẹ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tay chân tại nhà như:

  • Cho bé ăn các thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát. Việc này giúp bé tránh tình trạng đau họng. Nếu như bé khó nuốt bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra cho bé ăn từng một chút một. Ngoài ra những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có lợi cho trẻ khi mắc bệnh này.
  • Hạn chế cho bé ăn các thức ăn mặn, cay hoặc chua,… nếu như miệng bé bị tổn thương. Những thực phẩm này sẽ khiến cho các vết loét tổn thương nhiều hơn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là các vùng da đã bị tổn thương
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.
  • Bạn có thể sử dụng Xanh methylen lên các vết loét nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Nếu như trẻ bị sốt hoặc đau bạn có thể cho bé uống Paracetamol hoặc Ibuprofen. Nhưng hãy tham khảo liều lượng và hình thức sử dụng từ bác sĩ.
  • Trong tuần đầu tiên bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh, bé rất dễ lây cho người khác, không chỉ thế, bệnh vẫn có khả năng lây vào các tuần sau đấy. Do đó bạn hoàn toàn có thể lây bệnh từ bé.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Hiện tại vẫn chưa có vacxin nào để phòng tránh bệnh. Bệnh có thể lây qua các con đường như tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy, dịch nước bị vỡ,…

Một số biện pháp bạn có thể làm cho con để phòng tránh bệnh:

  • Khi bé mắc bệnh, cho trẻ ở nhà, tránh tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi khỏi bệnh.
  • Rửa tay sạch sẽ, duy trì việc vệ sinh cá nhân. Đây là cách phòng tránh tốt nhất.
  • Mọi người trong gia đình phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn,…
  • Rửa, khử trùng các loại đồ chơi cẩn thận
  • Dậy trẻ cách vệ sinh sạch sẽ

Một số lưu ý về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể bị nhầm với các nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng hoặc phồng rộp ở miệng. Bệnh viêm họng mụn nước , viêm lợi cũng rất dễ nhầm với bệnh tay chân miệng. Sự khác biệt là tiền sử của bệnh về tình trạng sốt, vị trí các nốt ban.

Mặt khác viêm họng nước gây nên bởi các virus khác nhau. Bệnh loét miệng ảnh hưởng đến hầu trước và hầu sau với tình trạng phát ban,nhưng lại không ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân.

<!–

–>